Cô Bơ là ai? Sự tích Cô Bơ Bông

Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung. Cô Bơ là một vị Thánh Cô anh linh bậc nhất trong hệ thống Tứ Phủ và thường hay về ngự đồng. Qua bài viết này haudong.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu về thần tích thân thế của Cô Bơ và sự tích Cô Bơ Bông dưới đây. 


Cô Bơ Thoải Cung 

Cô Bơ Thoải là ai?

Tương truyền rằng, Cô Bơ là con gái Vua Thủy Tề dưới Thủy Cung được phong là Thoải Cung Công Chúa cai quản miền Thoải Cung. Trong hàng Thánh Cô, Cô Bơ Thoải đứng sau Cô Đôi Thượng Ngàn và đứng trước Cô Tư Ỷ La. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái của Long Vương, rất xinh đẹp nết na được Mẫu cho theo hầu cận Đức Vương Mẫu, chầu trực trong cung cấm. 

Sự tích Cô Bơ Thoải

Sự tích về Cô Bơ Thoải được ghi chép lại qua nhiều tài liệu ghi lại qua các thời kì khác nhau và được lưu truyền cho tới ngày nay.

* Thần tích lưu truyền rằng: Đức Thái Bà nằm mộng chiêm bao thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, thướt tha ngọc ngà, mặc xiêm y màu trắng, cổ cao ba ngấn tới dâng Đức Bà một viên ngọc châu, rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh giáng hạ đầu thai xuống trần gian để sau này giúp Vua giúp nước. Sau tỉnh thì Thái Bà thụ thai, ngày 2 tháng 8 Thái Bà sinh ra một cô con gái nhan sắc đẹp mỹ miều hơn người, mười phân vẹn mười giống như khi Bà chiêm bao. Khi sanh Cô, trời mây trên cao bỗng uốn lượn, Thủy cung nhã nhạc vang lên khiến Thái Bà tin về lời báo mộng khi xưa và Bà chắc con mình chính là tiên nữ giáng phàm, ắt sau này sẽ có thể ra tay phù đời cứu quốc. 

Cô Ba càng lớn càng xinh đẹp khác người, Cô giỏi văn thơ, đàn ca được Đức Thái Bà yêu thương hết mực và dạy dỗ bảo ban. Đến khi Cô vừa độ trăng tròn, thì cũng là lúc nước nhà gặp nguy bị giặc Minh đô hộ. Cô Ba cùng thân mẫu đã lánh vào phía sâu vùng Hà Trung, Thanh Hóa - nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong tài liệu ghi lại, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Cô đã có công giúp vua Lê Lợi và sau này Cô cũng hiển linh giúp Vua Lê trong công cuộc “Phù Lê Diệt Mạc” sau này. 


Đền thờ Cô Ba Thoải Cung

* Sự tích Cô Bơ Bông được sử sách ghi lại qua câu chuyện: Vào những năm đầu cuộc khởi nghĩa, khi đó nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi. Một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị quân địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn thuộc Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô, Vua liền xin Cô giúp đỡ. Cô nhanh chóng giúp Vua bảo Người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cùng Cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi Cô có thấy ai chạy qua đó không thì Cô bảo rằng chỉ có Cô và anh trai (do Vua Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi.

Nhờ sự nhạy bén của Cô đã giúp nhà Vua thoát khỏi giặc truy đuổi, Vua Lê rất biết ơn Cô hẹn sau ngày đại thắng sẽ rước Cô về Triều Đình phong công. Sau đó, với tinh thần yêu nước, thương dân Cô Bơ cũng không quản ngại gian nguy, đã bí mật chèo thuyền chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu, quân lương trên ngã ba sông. Công lao của Cô là không hề nhỏ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Cuối cùng, cũng đến ngày quân ta cất lên khúc hát khải hoàn chiến thắng, lúc đó Vua Lê nhớ đến người con gái năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng khi đến nơi thì Cô đã thác tự bao giờ. Nghe các bô lão trong thôn kể lại là ngày qua ngày Cô vẫn giữ một lòng kiên trinh chờ đợi không chịu kết duyên cùng ai cho đến khi thác hóa.

Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên còn ghi chép: 

Vảo khoảng năm 1432, Vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: "Ta là con gái Vua Thủy Tề đây, nhà Vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp Đế Vương đã thành sao chưa thấy trả lời? Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa vào những năm đầu khởi nghĩa, vua Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô được cô cứu thoát. Vua Lê Lợi để tỏ biết ơn cô, có nói với cô rằng: "Ta có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô". Người mà vua Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi, cháu trai của Lê Lợi (tướng Lê Khôi chính là một trong các hiện thân của Quan Hoàng Mười được thờ tại đền Củi ngày nay). Cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền rằng, sau thắng lợi vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không thực hiện được. 

Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô năm xưa chính là con gái vua Thủy Tề hiện thân lên cõi trần gian để giúp Vua xây dựng nghiệp lớn, vua Lê Lợi đã phong cô là "Thượng Đẳng Thần" và cho xây dựng Đền Cô để tưởng nhớ công lao của Cô.

Sau này, Cô Ba vẫn thường hiển linh giúp đỡ những người dân đi qua vùng ngã ba sông, Cô độ cho thuyền bè qua sông được thuận buồm xuôi gió. Nhân dân hễ ai gặp khó khăn, trắc trở đến kêu tấu cửa Cô Bơ đều được Cô phù hộ như ý. Cô được dân chúng phong danh là Cô Bơ Bông hoặc Cô Bơ Thác Hàn. Có sách còn ghi: Cô giúp dân chống hạn hay chống lụt, khi thì chống giặc ngoại xâm, khi lại dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải...

       "Hàn Sơn tụ khí anh linh 

Có Cô Ba Thoải giáng sinh phù đời

        Hỡi ai đi ngược về xuôi

Sông bao nhiêu nước ơn người bấy nhiêu"


Cung thờ Cô Bơ Bông

* Một thuyết tích khác kể lại rằng: Vào khoảng những năm đầu đại Hồng Đức Triều thời Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), thái úy Lê Thọ Vực sau khi lập được nhiều công trạng được vua phong chức "Bình Trương Quân Quốc Trọng Sự" rồi đến chức "Sùng Quốc Công" giao trấn giữ biên ải Ba Bông "rừng thiêng nước độc". Lúc ấy, đã có một trận chiến giao tranh rất khốc liệt kéo dài, bất phân thắng bại, tình thế rất nguy cấp. Đêm hôm ấy, trong chiêm bao danh tướng đã mơ thấy một người con gái mặc áo xiêm y màu trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: "Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu Thoải tất ứng linh". Theo lời, danh tướng dẫn quân xuôi về Chí Thủy (Thác Hàn Sơn bây giờ) dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm. Khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công. Thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào đắm rất nhiều. Quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. Dấu tích bãi đá ở Thác Hàn vẫn còn cho đến ngày nay. Để đáp lại ân đức của Thánh Thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu Vua cho lập đền thờ Cô Ba ở bờ bãi bồi Ba Bông hiện nay, đề thờ Đệ Tam Thánh Mẫu ở non cao Thạch Bàn Thác Hàn Chí Thủy (về sau mới di dời xuống bên sông đẻ nhân dân thuận lợi việc thăm viếng). Nhớ ơn công đức của tướng quân Lê Thọ Vực, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ngay phía trước dưới đền Mẫu, được tách rời bởi sân Đại Bái. Từ đó đến nay vẫn giữ nguyên sự sắp xếp như vậy. 


Chính cung Cô Bơ Thoải - Đền Cô Bơ Bông Linh Từ

Người sát căn Cô Bơ

Cô Bơ rất hay về ngự đồng, những người sát căn cô Bơ là những lính ghế được cô chấm chọn có số mệnh được định sẵn là hầu thánh để làm lính, làm đồng. Những người này sẽ có tính cách giống cô Bơ, được thể hiện như:

  • Ngoại hình ưa nhìn, thanh thoát
  • Tâm tính và tư thái nhẹ nhàng, khoan thai dù là nam hay nữ
  • Giàu lòng trắc ẩn, nhiều cảm xúc, hay hờn tủi nhưng lại vui tươi
  • Diện y phục màu trắng rất đẹp toát lên vẻ đẹp ngỡ ngàng
  • Tình duyên hay gặp lận đận, trắc trở
  • Khi đi dự lễ đến giá Cô Bơ thì rưng rưng nước mắt

Những người thường hay bị oan ức hay tình duyên lận đận, cuộc sống thường xuyên bế tắc có thể đến Đền Cô Bơ Bông lễ Cô, xin Cô gia hộ chỉ đường dẫn lối cho mọi sự hanh thông. Cô Bơ được thờ phụng ở rất nhiều nơi trên khắp tỉnh thành cả nước, nhưng đền chính gắn liền với sự tích Cô Bơ thì ở tại Thác Hàn, xã Hà Sơn, Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội tiệc chính của Cô Bơ vào ngày 12/6 (Âm lịch). Hàng năm, du khách thập phương về Đền lễ Cô rất đông, đều mong Cô ban phước gặp may mắn trong cuộc sống. 


Đền Cô Ba Bông- Hà Trung Thanh Hóa

Sử tích của Cô Ba Thoải Phủ được lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau nhưng đều mang đậm nét văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, giữ gìn nét truyền thống văn hóa của dân tộc. Là biểu tượng cho ý chí phẩm chất đạo đức, nhân vật anh dũng hy sinh việc riêng để giang sơn tổ quốc được hòa bình, ấm êm. 

Hầu giá Cô Bơ Thoải

Cô Bơ là vị Thánh cô rất anh linh và thường xuyên về ngự đồng, trong tất cả các khóa lễ của tân thanh đồng cô đều về ngự. Khi Cô Bơ về giá ngự cô diện trang phục áo ngũ thân màu trắng, đầu đội khăn vành dây có thắt nét trắng cài ba nén hương. Khi về đồng cô làm lễ tấu hương, sau đó hầu dâng dâng cô đôi mái chèo, cô khoan thai bẻ lái dạo chơi khắp nơi, bên hồng dắt túi tiền đò. Lúc chèo thuyền có khi cô còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, cô chèo đồ du ngoạn danh lam thắng cảng. Chèo thuyền xong, cô lấy dải lụa đi đo nước, đo mây. 

 

Bài viết liên quan

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô rất nổi tiếng trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô.

Bản văn Cô Bơ 1

Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung

Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung. 

Các ngày lễ tiết Tiên Thánh hay còn gọi là ngày tiệc trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là những ngày lễ rất quan trọng đối với các đồng nhân.

Có rất nhiều các bạn có căn số trước khi ra trình đồng mở phủ đều mong muốn tìm được người Thầy của mình. Các bạn yêu quý nhắn tin hỏi Huyền Tích về tuổi nào thì hợp để làm Thầy cho bản thân mình?

Không biết từ khi nào đã có sự phân biệt về cách gọi, cách xưng hô của các lính ghế bên Tứ Phủ.

Trường hợp do gia tiên có Bà Cô, Ông Mãnh linh thiêng có duyên được tu tập được chắp táp cửa Đình Thần Tứ Phủ, cửa Mẫu. Phần âm gia tiên mộ Đạo bén duyên hoặc gia tiên khát bóng vọng cầu muốn con c

Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua.

Nếu coi tâm linh là một nghề thì Huyền Tích không phải lủi thủi bao nhiêu năm một mình đi cúng, các đệ tử nam trong bản hội và cả bên ngoài xin theo học Pháp. Nhưng không biết đến khi chết có tìm đ

Thánh Mẫu mà thương ai định chọn ai làm việc lớn trách nhiệm lớn lao, Mẫu sẽ rèn rũa tâm trí người đó vững vàng trước sóng gió.

Chúng ta vẫn nhầm lẫn bè là bạn, đến khi bị lợi dụng, bị hại mới nhận ra.

Có đệ tử hỏi rằng: Y vào sơn Môn khác là như nào hả Thầy? nay Huyền Tích xin chia sẻ đôi lời cho các lính ghế Tứ Phủ được tỏ.

Nhiều người nói sinh ra đã có số phận không ai có thể dịch chuyển được.

Nhiều Đồng nhân vẫn không biết đâu là Chốn Tổ của mình? Đa số nghĩ nơi mình mở phủ là chốn tổ, bản thân người Thầy mở phủ cho mình cũng không có chốn tổ để về, cũng không biết đâu là chốn tổ của mì

Lạy Mẫu! Tại sao chúng con phải xoay khăn? Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi! "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"; "Giáo bất nghiêm sư chi đọa, sinh bất dưỡng phụ chi lỗi".

教不嚴師之 墮

生不飬父之纇

Tổ có nói: "Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự". Tất cả các pháp đều là phương tiện.

Một số các trường hợp lính ghế Tứ Phủ khi gặp khó khăn thường than là sao con không sống ác với ai, có làm gì ác đâu mà các Ngài hành con khổ quá vậy? Chỉ những lời than trách vô tình như vậy cũng

Tu là để trả nghiệp! Nhiều người cứ hỏi thầy có xem bói không? Câu trả lời của Huyền Tích là không.

 

Cha chấm Lính Mẹ bắt Đồng cơ hành khốn đốn nếu bạn đúng con bốn phủ, bạn phải tìm Thầy đại tấu dẫn trình khai đàn mở Phủ. Khi đã là con bốn Phủ thì tu sao để yên căn yên mệnh?

Có bạn đồng đặt câu hỏi rằng: "Thầy con nhà có đại tang mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ?

 

Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia? Huyền Tích xin chia sẻ về căn của người xuất gia phải có một yếu tố đó là “Duyên".

Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, đã được tách sẵn giúp cho những ai muốn học Hát Văn Cô Bé Ngai Vàng sẽ dễ dàng hơn:

"Dâng văn     cô bé     ngai vàng

Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát là người thông minh, chính trực, văn võ toàn tài.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan. Ông là vị quan đứng hàng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan là vị quan lớn đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.

Trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Bơ Bông là vị thánh cô rất nổi tiếng và thường hay về ngự đồng để cứu độ cho các lính ghế củ

Hệ thống công đồng Trần Triều là ban thờ rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt.

"Ba năm thử lính" là thời gian rất vất vả đối với mỗi Tân Đồng. Đây là khoảng thời gian tân đồng phải trả nghiệp và trải qua rất nhiều thử thách: thử tâm, thử lính...

Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là phúc của Đạo. Có câu :"Tùy tài biện lễ, giầu làm kép hẹp làm đơn".

Nhiều người tâm sự rất lo lắng, hỏi Huyền Tích cùng một câu hỏi là :

"Một năm phải hầu hai vấn, người thì bảo phải ba vấn thế này thế kia không biết đâu mà lần”

Pages