Đạo mẫu - Tứ phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ hay còn gọi là Đạo Mẫu của người Việt là một trong những di sản văn hóa dân tộc mang đậm giá trị nhân văn và bản sắc độc đáo. Ngày 1/12/2016, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt vào danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại''. Vậy Đạo Mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ bao giờ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Đạo Mẫu là gì?

Đạo Mẫu là một hệ thống các tín ngưỡng không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất. Trong đó, ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là: tín ngưỡng thờ Nữ Thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

dao-mau-tu-phu
Đạo Mẫu Tứ Phủ

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 

Đạo Mẫu được hình thành từ tín ngưỡng bản địa, có từ thời nguyên thủy nhằm thỏa mãn sự sinh sôi nảy nở của người nông dân. Ở thế kỷ XVI - XVII của chế độ phong kiến cũ thì Đạo Mẫu còn đáp ứng cho nhu cầu và mong muốn của tầng lớp thương nhân, thượng lưu. Đến nay, Đạo Mẫu vẫn được phát triển mạnh nhằm đáp ứng mong muốn nhu cầu về kinh tế thị trường, đô thị hóa, hiện đại hóa. Như vậy ta thấy, Đạo Mẫu luôn trường tồn để đáp ứng mong muốn của con người từ ngàn xưa đến nay, trải dài ở khắp đồng bằng đến đô thị và lên miền núi. 


Tín Ngưỡng Thờ Mẫu

Về nguyên lý, Đạo Mẫu là việc tôn thờ Mẫu - Mẹ là đấng sáng tạo và bảo vệ cho vũ trụ, cho con người, cho vạn vật. Đồng thời, trong quá trình hình thành Đạo Mẫu cũng tiếp thu những ảnh hưởng của các loại hình tín ngưỡng khác như: Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Giáo. Song vẫn có thể khẳng định Đạo Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực. Ở đây, người ta có thể gửi gắm những khát khao về cuộc sống tốt đẹp thực tại của chính mình như: mong cầu sức khỏe, tài lộc, danh vọng...

Đạo Mẫu có một hệ thống thần điện đa thần đặc thù, có khoảng 60 các Vị Thánh trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị Thần Chủ - Mẫu đứng đầu trong hệ thống điện thần Đạo Mẫu, xuất hiện ở thế kỷ XV - XVI. Tuy xuất hiện muộn nhưng đó là khoảng thời gian mà Nho Giáo phát triển mạnh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần đi sâu vào đời sống dân gian sâu sắc nhất. Không kể già trẻ, gái trai, giày hay nghèo mà Thánh Mẫu đi vào xã hội, vào tư tưởng, vào đời sống tâm linh của mỗi người Việt Nam giống như một cơn sóng thần thay đổi tâm thức con người.


Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Tuy có nguồn gốc từ bản địa nhưng Đạo Mẫu Việt Nam là tổng hợp các tôn giáo tín ngưỡng cấp cao thể hiện sự đa văn hóa, đa dân tộc (bao gồm cả những dân tộc đa số và dân tộc thiểu số). Trên thực tế, có những vị thần trong hệ thống thần điện có nguồn gốc là dân tộc thiểu số, điều đó có thể xác định được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam không phân biệt sắc tộc hay màu da. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu - ngày nay gọi là Đạo Mẫu Việt Nam đã có nguồn gốc lịch sử từ ngàn xưa. Mặc dù đều cùng một hệ thống thần điện, cùng một nguyên tắc là tôn thờ thần linh nữ song cách thức thờ Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Thánh Cô, Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ được thực hiện không hoàn toàn giống nhau. Trong kho tàng thần thoại về sự hình thành và lập quốc thì vị nữ thần có vai trò vô cùng to lớn. Có thể kể như câu chuyện thần thoại từ thời Việt Nam chỉ toàn là bùn và nước thì đã xuất hiện Nữ Thần Mặt Trời và Nữ Thần Mặt Trăng đã soi sáng cho toàn nhân loại, xóa tan đi bóng đêm, giá lạnh. Hay truyền thuyết về "Nữ Oa Vá Trời" nói về công trạng của bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng. Chính bà Nữ Oa đã tạo ra những vị Nữ Thần khác đại diện cho các thế lực tự nhiên là: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - ​​​​Thổ. Hay phải kể đến Mẹ Âu Cơ là vị thần nữ cũng là vị tổ sư của nhiều ngành nghề thủ công trong nông nghiệp tại vùng châu thổ Sông Hồng. Cây lúa, bột ngũ cốc là thực phẩm chính đã nuôi sống hàng ngàn đời dân tộc Việt Nam. 


Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tôn thờ Mẫu - Mẹ là vị tối cao có quyền năng bảo vệ và che chở cho con người và vạn vật. Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa của một vị thần mang hình hài của một người Mẹ luôn che chở, có lòng bao dung, bảo vệ cho muôn loài. Được xuất phát từ niềm tin và sự tôn sùng kính trọng của nhân dân Việt dành cho tính nữ, với khả năng sinh sản, nuôi dưỡng và phát triển. Dù ở thời kì phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, nhưng tư tưởng của người nông dân về quan hệ mẫu hệ, quyền nữ vẫn được đặt lên trên. Hay nói cách khác, người phụ nữ Việt Nam luôn là người nuôi nấng, giáo dục con cái, quản lý các công việc gia đình, quan xuyến mọi việc trong gia đạo. 

Như vậy, khi dân tộc Việt Nam còn theo chế độ Mẫu hệ thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hình thành. Tuy nhiên, để tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức trở thành Quốc Đạo thì phải kể từ khi có sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong đó, phải kể đến công lao của các vị Vua Lê đã có công kết hợp thờ Mẫu người miền xuôi và tục thờ Sơn Trang của người miền núi để hình thành nên điện thờ Thánh Mẫu. Ở đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Thần Chủ của Đạo Mẫu của người đồng bằng và Mẫu Thượng Ngàn là chủ Sơn Trang của người miền núi. Trong hệ thống thần điện còn có Thánh Bản Mệnh là người đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đến với Mẫu. 


Hệ thống thờ Mẫu Tam Tứ Phủ

Từ thế kỷ XV, Đạo Mẫu Việt Nam được ra đời. Năm 1434, là ngày giáng thế đầu tiên của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tính đến nay đã hơn 600 năm trôi qua. Như vậy, có thể thấy Đạo Mẫu Việt Nam ra đời sau Đạo Phật, song tín ngưỡng thờ Mẫu lại được ra đời từ hàng ngàn năm trước đó, có thể trước khi Đức Phật nhập niết bàn.

Tháng 12/2016 “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại". Để thế giới ghi nhận văn hóa đẹp đẽ đó có phần đóng góp công sức không nhỏ của hàng ngàn Đồng thầy trên cả nước nói chung. Đạo Mẫu là sự tổng hợp của tín ngưỡng đa văn hóa được thể hiện rất rõ thông qua hình thức “hầu đồng”.

 

 

Bài viết về Đạo mẫu - Tứ phủ

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô rất nổi tiếng trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô.

Bản văn Cô Bơ 1

Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung

Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung. 

Các ngày lễ tiết Tiên Thánh hay còn gọi là ngày tiệc trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là những ngày lễ rất quan trọng đối với các đồng nhân.

Có rất nhiều các bạn có căn số trước khi ra trình đồng mở phủ đều mong muốn tìm được người Thầy của mình. Các bạn yêu quý nhắn tin hỏi Huyền Tích về tuổi nào thì hợp để làm Thầy cho bản thân mình?

Không biết từ khi nào đã có sự phân biệt về cách gọi, cách xưng hô của các lính ghế bên Tứ Phủ.

Trường hợp do gia tiên có Bà Cô, Ông Mãnh linh thiêng có duyên được tu tập được chắp táp cửa Đình Thần Tứ Phủ, cửa Mẫu. Phần âm gia tiên mộ Đạo bén duyên hoặc gia tiên khát bóng vọng cầu muốn con c

Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua.

Nếu coi tâm linh là một nghề thì Huyền Tích không phải lủi thủi bao nhiêu năm một mình đi cúng, các đệ tử nam trong bản hội và cả bên ngoài xin theo học Pháp. Nhưng không biết đến khi chết có tìm đ

Thánh Mẫu mà thương ai định chọn ai làm việc lớn trách nhiệm lớn lao, Mẫu sẽ rèn rũa tâm trí người đó vững vàng trước sóng gió.

Chúng ta vẫn nhầm lẫn bè là bạn, đến khi bị lợi dụng, bị hại mới nhận ra.

Có đệ tử hỏi rằng: Y vào sơn Môn khác là như nào hả Thầy? nay Huyền Tích xin chia sẻ đôi lời cho các lính ghế Tứ Phủ được tỏ.

Nhiều người nói sinh ra đã có số phận không ai có thể dịch chuyển được.

Nhiều Đồng nhân vẫn không biết đâu là Chốn Tổ của mình? Đa số nghĩ nơi mình mở phủ là chốn tổ, bản thân người Thầy mở phủ cho mình cũng không có chốn tổ để về, cũng không biết đâu là chốn tổ của mì

Lạy Mẫu! Tại sao chúng con phải xoay khăn? Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi! "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"; "Giáo bất nghiêm sư chi đọa, sinh bất dưỡng phụ chi lỗi".

教不嚴師之 墮

生不飬父之纇

Tổ có nói: "Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự". Tất cả các pháp đều là phương tiện.

Một số các trường hợp lính ghế Tứ Phủ khi gặp khó khăn thường than là sao con không sống ác với ai, có làm gì ác đâu mà các Ngài hành con khổ quá vậy? Chỉ những lời than trách vô tình như vậy cũng

Tu là để trả nghiệp! Nhiều người cứ hỏi thầy có xem bói không? Câu trả lời của Huyền Tích là không.

 

Cha chấm Lính Mẹ bắt Đồng cơ hành khốn đốn nếu bạn đúng con bốn phủ, bạn phải tìm Thầy đại tấu dẫn trình khai đàn mở Phủ. Khi đã là con bốn Phủ thì tu sao để yên căn yên mệnh?

Có bạn đồng đặt câu hỏi rằng: "Thầy con nhà có đại tang mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ?

 

Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia? Huyền Tích xin chia sẻ về căn của người xuất gia phải có một yếu tố đó là “Duyên".

Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, đã được tách sẵn giúp cho những ai muốn học Hát Văn Cô Bé Ngai Vàng sẽ dễ dàng hơn:

"Dâng văn     cô bé     ngai vàng

Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát là người thông minh, chính trực, văn võ toàn tài.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan. Ông là vị quan đứng hàng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan là vị quan lớn đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.

Trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Bơ Bông là vị thánh cô rất nổi tiếng và thường hay về ngự đồng để cứu độ cho các lính ghế củ

Hệ thống công đồng Trần Triều là ban thờ rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt.

"Ba năm thử lính" là thời gian rất vất vả đối với mỗi Tân Đồng. Đây là khoảng thời gian tân đồng phải trả nghiệp và trải qua rất nhiều thử thách: thử tâm, thử lính...

Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là phúc của Đạo. Có câu :"Tùy tài biện lễ, giầu làm kép hẹp làm đơn".

Nhiều người tâm sự rất lo lắng, hỏi Huyền Tích cùng một câu hỏi là :

"Một năm phải hầu hai vấn, người thì bảo phải ba vấn thế này thế kia không biết đâu mà lần”

Pages