Huyền Tích đã tu như thế nào?
Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua. Vì căn vì số, nên mỗi người một duyên một nghiệp khác nhau, đường tu không ai giống ai, tu tập tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mình, không bắt trước theo người này người kia, khi mình không có điều kiện, hoàn cảnh không giống họ thì tùy tâm mà phụng sự kính Mẫu.
Những ai trải qua thời kì khó khăn cơ cực mới thấu hiểu con Cha con Mẹ đường tu gian nan thế nào, có trải qua khổ cực gian nan vất vả mới thấu hiểu Đạo Đời cảm thông người căn số. Huyền Tích khuyên các bạn những người đồng nghèo lính khó, các bạn ra mở phủ không nên kết giao với quá nhiều bạn đồng, cũng không nên kết giao với quá nhiều thủ nhang, hỏi nhiều người nghe được nhiều thông tin trái chiều sẽ mất phương hướng và loạn tâm.
Chỉ cần nương vào người nào chân thành tin cậy để tu dần dần sẽ hiểu, đó là cách tốt nhất để bạn vững tâm tu trong thời kỳ loạn thông tin này. Trước kia cũng vì ham học, tưởng trong Đạo ai cũng là người chân thành là người tốt, có gì cũng chia sẻ khó khăn của mình cho mọi người, mong được chỉ dậy chia sẻ đạo, nhưng nhận lại toàn thị phi oán trái. Từ đó Huyền Tích tự mình tìm hiểu Đạo, ngoài hỏi Thầy mình ra không hỏi ai không chơi bất kỳ ai, để có thời gian vừa tìm hiểu vừa tu tập cho bản thân.
Khi các thủ nhang mới lập Điện đồng nghèo lính khó không có ngân xuyến để bắc ghế hầu tạ, hầu khai tiệc khai hội, thì không nên đi dự người khác khai xuân, khai hội đón tiệc, và không nên quen biết kết giao nhiều.
Vì sao lại như vậy?
Huyền Tích Kể cả nhà chút tâm sự về bản thân mình.
Lâu rồi, Huyền Tích nhớ là hôm đi lễ cúng cho gia chủ ở Hà Nội, lúc đó có người bạn Đồng gọi điện thoại mời tới dự hầu. Cậu ấy nói cậu ấy hầu đón tiệc Mẫu tháng ba tại điện mời Huyền Tích tới dự lễ, nghe điện thoại xong tự nhiên tủi bóng, nước mắt cứ trào ra không kìm nén được. Huyền Tích phải đứng dậy đi ra chỗ khác, không muốn để cho ai nhìn thấy và biết mình khóc, sau một lúc hết tủi mới vào. Thấy bạn đồng hầu đón tiệc Cha Tiệc Mẹ mà mình không có ngân xuyến để hầu nên tâm thấy tủi nước mắt trào ra không kìm được.
Và rất nhiều lần khác nữa, có một ông Đồng thủ nhang gọi điện mời tới dự khánh thành Điện Cậu ấy hô thần nhập tượng, tự dưng nước mắt cũng cứ trào ra tủi bóng, một lúc sau mới trả lời chúc mừng Ông bạn Đồng được vài câu, rồi tắt máy. Khi bản Điện còn thiếu thốn sơ sài, tượng pháp chưa đầy đủ tố hảo, bản thân còn nghèo không có ngân xuyến để hầu, nghe thấy vậy dễ tủi bóng và sẽ khó lòng tĩnh tâm tu tập, và từ đó Huyền Tích không giao du với bên ngoài.
Rút ra nhiều bài học từ bản thân, bao nhiêu năm trời không có ngân xuyến để hầu, không đón tiệc không tổ chức bất cứ gì, không giao lưu với ai, không được nghe các thông tin thị phi, thế nên không hầu không bị tủi bóng, tâm cũng tự an và giác ngộ hiểu ra nhiều điều.
Trước kia, khi sửa sang lại Đền, Huyền Tích cũng không mời ai, Cụ Thầy đến bốc bát nhang, chỉ cúng an vị thụ lộc xong không hầu, Thầy cúng xong thì về vì không có tiền để hai Thầy trò hầu. Suốt bao nhiêu năm chỉ thành tâm dâng nhang hoa quả hàng ngày phụng sự việc Thánh, và cũng không cho ai hầu tại Đền, tất cả các khóa lễ đều đưa ra ngoài làm.
Đền nghèo đến mức đệ tử về lễ mua hoa về dâng Đền, còn không có lọ để cắm hoa, phải xuống hàng xóm mượn tạm lọ. Lúc đó, bản Đền nghèo trong đền không có gì, Thầy đi vắng nhưng đền lúc nào cũng mở cửa. Đệ tử mua hoa đến cắm xong rồi đi về còn gọi điện dặn Thầy là con mua hoa không thấy lọ hoa để cắm, con xuống hàng xóm mượn sau Mế trả hộ con, thấy vậy gái cũng mua ít bình hoa dâng lên Đền mới có lọ hoa để cắm. Thời gian đó thật khó khăn, chỉ có hai vợ chồng mua đất xây dựng trùng tu lại ngôi Đền ông Cụ để lại cho phụng thờ. Có bao nhiêu tiền là dồn hết vào sửa sang, làm cả năm trời vẫn chưa xong ngôi Đền nho nhỏ.
Đã thế, Huyền Tích lúc đó còn đổ bệnh, gần đến hôm hầu tạ cho đệ tử còn ốm đi cấp cứu, cấp cứu nằm ở viện nhưng Huyền Tích cũng không nói cho ai biết, một mình nằm viện. Mấy hôm đầu nặng có vợ nghỉ làm chăm, rồi sau thỉnh thoảng vài ngày mới vào viện thăm, vì ở nhà còn con nhỏ và công việc. Khi đó đang nằm trong viện Huyền Tích có khấn với Mẫu, nếu số con hết, con xin Mẫu cho con xin sống thêm mấy ngày con hầu tạ cho đệ tử xong, Mẫu đón con về với Mẫu... Nhưng đội Ơn Mẫu gia hộ mọi việc cũng được bình an vô sự.
Bản Đền còn thiếu thốn nhiều thứ, được báo là phải tô thêm tượng thờ nhưng không có tiền để dâng, Người ngoài và đệ tử phát tâm xin dâng tượng mỗi người nhận một pho, nhưng Huyền Tích không nhận bất cứ của ai, không cho ai dâng cũng không nhận tiền dâng tượng hay đồ thờ gì trong đền, một mình phát nguyện tự dâng hết.
Hai vợ chồng lấy nhau phải tự mua đất ra ở riêng chuyển nhà xây chỗ ở 5 lần vì nơi ở và chỗ để thờ không phù hợp. Sau được Mẫu, được Cô đưa đường dẫn lối nhân duyên được về cửa Cô bây giờ phụng thờ. Khi đó, chỗ ở cách Đền 10 cây số, Huyền Tích đã phát nguyện bán một mảnh đất để ở đi để tô tượng, sửa sang lại Đền, vừa phát nguyện bán thì có người hỏi mua đất. Huyền Tích đã bán và sửa sang trùng tu lại ngôi Đền đang thờ Cô bây giờ, còn dư chút tiền mua thêm miếng bên cạnh ở gần đền cho thuận tiện sau này phụng sự cho gần.
Khi rước tượng về hô thần nhập định cũng là thời gian khó khăn, vẫn như thời gian lập Đền. Thầy chỉ cúng xong cũng không có tiền để hầu, cũng không mời một ai, dù có hàng trăm đệ tử nhưng không thông báo cho ai biết để về vì cũng ngại sợ phiền đệ tử vì lúc đó ai cũng khó khăn. Hôm đó, hô thần nhập tượng, cũng chỉ có một mình vừa lễ vừa lo cơm cúng, vợ vẫn phải đi làm, Thầy cúng hô thần nhập định công việc xong xuôi Thầy bảo: "Đền đẹp thế này sao con không hầu? Con bạch Thầy: Con không có Tiền để hầu, hầu phải đi vay, hầu xong không có tiền trả con không dám vay Thầy ạ". Hô thần nhập tượng xong, các đệ tử xin về đền hầu, khi đó Huyền Tích cũng chưa cho ai hầu, nhưng có ai hiểu nguyên nhân đâu, vì Thầy của Huyền Tích chưa hầu, thì Huyền Tích chưa dám hầu và cũng không cho ai hầu.
Kiến thiết trùng tu xong, mải lo chi trả nhiều thứ, qua một năm Huyền Tích mới lo được ít tiền đến thỉnh Thầy: "Bạch Thầy! Từ khi thầy an vị lô nhang và hô thần nhập tượng, Thầy chưa hầu nên con không dám hầu, và con cũng chưa cho ai hầu ở Đền, nay con dành được ít ngân xuyến mời Thầy về hầu chứng đền cho con mấy giá, Thầy hầu cho con một hoặc hai giá cũng được. Trên con theo Thánh dưới con theo Thầy, Thầy hầu chứng cho con sau này con mới dám hầu, vì còn Thầy con vẫn giữ Đạo". Thầy nhận lời đến hầu khai điện, vẫn như bao lần khác Thầy vẫn hỏi: "các đệ tử của con đâu? sao không bảo anh nào đến giúp cứ một mình thế này? Khi Thầy hầu chứng Điện xong lại hỏi, thế con không hầu à?"
Huyền tích cũng chỉ trả lời: "con không thầy ạ! thực sự con không có tiền để hầu lúc này, vì giữ Đạo trên theo Thánh dưới con theo Thầy, Thầy hầu xong khi nào con có điều kiện kinh tế con hầu sau thầy ạ!"
Lạy Mẫu! Đường tu con không mong cầu sung sướng, chỉ mong bản thân vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn thị phi đơm đặt.
Các đệ tử bây giờ vẫn bảo sao Mế không hầu lấy một vấn khai xuân khai hội, có ai hiểu là tiền Mế lấy đâu ra mà hầu? Thiên hạ họ phát sốt lên cứ tưởng Mế vơ vét được nhiều tiền của bách gia trăm họ, tưởng Mế lắm tiền nhiều của ghen dựng chuyện đơm đặt thị phi. Trước kia mở phủ nhiều người khó khăn, Huyền Tích được đồng nào lại trợ duyên, cũng chả kể lại với ai là canh đàn này bao nhiêu tiền. Có người ngoài hỏi đệ tử mở hết bao nhiêu, đệ tử kể cho họ là làm hết hơn chục triệu họ ngạc nhiên? Nhưng có biết đâu Mế không lấy tiền tạ lại còn trợ duyên vào canh đàn, nhiều khi trợ duyên cũng không nói cho đệ tử biết, cũng mong sao bản thân trả cho bớt nghiệp.
Khi đệ tử loan giá ngồi khâm trực, kêu cầu cho các đệ tử hàng trăm canh đàn của đệ tử, các giá về ban khen ban thưởng, không dám lấy vì bàn loan không có tiền, nên phải lựa để phát cho văn và hầu dâng! Nhà Đền cụ Lan thủ nhang Đền Rõm bảo: "Tôi để ý Thầy lên sập kêu cho các con nhang đệ tử khi hầu. Bao nhiêu năm trời hầu ở đây không thấy Thầy lấy tiền các giá về ban khen ban thưởng, phát lộc Thầy toàn trả lại bàn loan không lấy". Có mấy ai thấu hiểu đâu, không lấy lộc để lại cho ghế hầu còn có lộc phát cho văn cho hầu dâng, thời gian lâu ngày thành thói quen khi nên kêu là không lấy, giờ vẫn vậy.
Lạy Mẫu đường tu con không mong cầu sung sướng nhàn hạ, chỉ mong bản thân vững vàng vượt qua mọi khó khăn thử thách thị phi đơm đặt phản bội.
Đệ tải biên chép lại lời giảng Đạo của Đồng Thầy Huyền Tích
Bài viết liên quan
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô rất nổi tiếng trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô.
Bản văn Cô Bơ 1
Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa
Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung
Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung.
Các ngày lễ tiết Tiên Thánh hay còn gọi là ngày tiệc trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là những ngày lễ rất quan trọng đối với các đồng nhân.
Có rất nhiều các bạn có căn số trước khi ra trình đồng mở phủ đều mong muốn tìm được người Thầy của mình. Các bạn yêu quý nhắn tin hỏi Huyền Tích về tuổi nào thì hợp để làm Thầy cho bản thân mình?
Không biết từ khi nào đã có sự phân biệt về cách gọi, cách xưng hô của các lính ghế bên Tứ Phủ.
Trường hợp do gia tiên có Bà Cô, Ông Mãnh linh thiêng có duyên được tu tập được chắp táp cửa Đình Thần Tứ Phủ, cửa Mẫu. Phần âm gia tiên mộ Đạo bén duyên hoặc gia tiên khát bóng vọng cầu muốn con c
Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua.
Nếu coi tâm linh là một nghề thì Huyền Tích không phải lủi thủi bao nhiêu năm một mình đi cúng, các đệ tử nam trong bản hội và cả bên ngoài xin theo học Pháp. Nhưng không biết đến khi chết có tìm đ
Thánh Mẫu mà thương ai định chọn ai làm việc lớn trách nhiệm lớn lao, Mẫu sẽ rèn rũa tâm trí người đó vững vàng trước sóng gió.
Chúng ta vẫn nhầm lẫn bè là bạn, đến khi bị lợi dụng, bị hại mới nhận ra.
Có đệ tử hỏi rằng: Y vào sơn Môn khác là như nào hả Thầy? nay Huyền Tích xin chia sẻ đôi lời cho các lính ghế Tứ Phủ được tỏ.
Nhiều Đồng nhân vẫn không biết đâu là Chốn Tổ của mình? Đa số nghĩ nơi mình mở phủ là chốn tổ, bản thân người Thầy mở phủ cho mình cũng không có chốn tổ để về, cũng không biết đâu là chốn tổ của mì
Lạy Mẫu! Tại sao chúng con phải xoay khăn? Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi! "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"; "Giáo bất nghiêm sư chi đọa, sinh bất dưỡng phụ chi lỗi".
教不嚴師之 墮
生不飬父之纇
Tổ có nói: "Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự". Tất cả các pháp đều là phương tiện.
Một số các trường hợp lính ghế Tứ Phủ khi gặp khó khăn thường than là sao con không sống ác với ai, có làm gì ác đâu mà các Ngài hành con khổ quá vậy? Chỉ những lời than trách vô tình như vậy cũng
Tu là để trả nghiệp! Nhiều người cứ hỏi thầy có xem bói không? Câu trả lời của Huyền Tích là không.
Cha chấm Lính Mẹ bắt Đồng cơ hành khốn đốn nếu bạn đúng con bốn phủ, bạn phải tìm Thầy đại tấu dẫn trình khai đàn mở Phủ. Khi đã là con bốn Phủ thì tu sao để yên căn yên mệnh?
Có bạn đồng đặt câu hỏi rằng: "Thầy con nhà có đại tang mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ?
Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia? Huyền Tích xin chia sẻ về căn của người xuất gia phải có một yếu tố đó là “Duyên".
Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, đã được tách sẵn giúp cho những ai muốn học Hát Văn Cô Bé Ngai Vàng sẽ dễ dàng hơn:
"Dâng văn cô bé ngai vàng
Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát là người thông minh, chính trực, văn võ toàn tài.
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan. Ông là vị quan đứng hàng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan là vị quan lớn đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.
Trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Bơ Bông là vị thánh cô rất nổi tiếng và thường hay về ngự đồng để cứu độ cho các lính ghế củ
Hệ thống công đồng Trần Triều là ban thờ rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt.
"Ba năm thử lính" là thời gian rất vất vả đối với mỗi Tân Đồng. Đây là khoảng thời gian tân đồng phải trả nghiệp và trải qua rất nhiều thử thách: thử tâm, thử lính...
Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là phúc của Đạo. Có câu :"Tùy tài biện lễ, giầu làm kép hẹp làm đơn".
Nhiều người tâm sự rất lo lắng, hỏi Huyền Tích cùng một câu hỏi là :
"Một năm phải hầu hai vấn, người thì bảo phải ba vấn thế này thế kia không biết đâu mà lần”