Đạo mẫu - Tứ phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ hay còn gọi là Đạo Mẫu của người Việt là một trong những di sản văn hóa dân tộc mang đậm giá trị nhân văn và bản sắc độc đáo. Ngày 1/12/2016, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) ghi danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt vào danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại''. Vậy Đạo Mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ bao giờ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Đạo Mẫu là gì?

Đạo Mẫu là một hệ thống các tín ngưỡng không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất. Trong đó, ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là: tín ngưỡng thờ Nữ Thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

dao-mau-tu-phu
Đạo Mẫu Tứ Phủ

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam 

Đạo Mẫu được hình thành từ tín ngưỡng bản địa, có từ thời nguyên thủy nhằm thỏa mãn sự sinh sôi nảy nở của người nông dân. Ở thế kỷ XVI - XVII của chế độ phong kiến cũ thì Đạo Mẫu còn đáp ứng cho nhu cầu và mong muốn của tầng lớp thương nhân, thượng lưu. Đến nay, Đạo Mẫu vẫn được phát triển mạnh nhằm đáp ứng mong muốn nhu cầu về kinh tế thị trường, đô thị hóa, hiện đại hóa. Như vậy ta thấy, Đạo Mẫu luôn trường tồn để đáp ứng mong muốn của con người từ ngàn xưa đến nay, trải dài ở khắp đồng bằng đến đô thị và lên miền núi. 


Tín Ngưỡng Thờ Mẫu

Về nguyên lý, Đạo Mẫu là việc tôn thờ Mẫu - Mẹ là đấng sáng tạo và bảo vệ cho vũ trụ, cho con người, cho vạn vật. Đồng thời, trong quá trình hình thành Đạo Mẫu cũng tiếp thu những ảnh hưởng của các loại hình tín ngưỡng khác như: Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Giáo. Song vẫn có thể khẳng định Đạo Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực. Ở đây, người ta có thể gửi gắm những khát khao về cuộc sống tốt đẹp thực tại của chính mình như: mong cầu sức khỏe, tài lộc, danh vọng...

Đạo Mẫu có một hệ thống thần điện đa thần đặc thù, có khoảng 60 các Vị Thánh trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị Thần Chủ - Mẫu đứng đầu trong hệ thống điện thần Đạo Mẫu, xuất hiện ở thế kỷ XV - XVI. Tuy xuất hiện muộn nhưng đó là khoảng thời gian mà Nho Giáo phát triển mạnh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần đi sâu vào đời sống dân gian sâu sắc nhất. Không kể già trẻ, gái trai, giày hay nghèo mà Thánh Mẫu đi vào xã hội, vào tư tưởng, vào đời sống tâm linh của mỗi người Việt Nam giống như một cơn sóng thần thay đổi tâm thức con người.


Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Tuy có nguồn gốc từ bản địa nhưng Đạo Mẫu Việt Nam là tổng hợp các tôn giáo tín ngưỡng cấp cao thể hiện sự đa văn hóa, đa dân tộc (bao gồm cả những dân tộc đa số và dân tộc thiểu số). Trên thực tế, có những vị thần trong hệ thống thần điện có nguồn gốc là dân tộc thiểu số, điều đó có thể xác định được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam không phân biệt sắc tộc hay màu da. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu - ngày nay gọi là Đạo Mẫu Việt Nam đã có nguồn gốc lịch sử từ ngàn xưa. Mặc dù đều cùng một hệ thống thần điện, cùng một nguyên tắc là tôn thờ thần linh nữ song cách thức thờ Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Thánh Cô, Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ được thực hiện không hoàn toàn giống nhau. Trong kho tàng thần thoại về sự hình thành và lập quốc thì vị nữ thần có vai trò vô cùng to lớn. Có thể kể như câu chuyện thần thoại từ thời Việt Nam chỉ toàn là bùn và nước thì đã xuất hiện Nữ Thần Mặt Trời và Nữ Thần Mặt Trăng đã soi sáng cho toàn nhân loại, xóa tan đi bóng đêm, giá lạnh. Hay truyền thuyết về "Nữ Oa Vá Trời" nói về công trạng của bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng. Chính bà Nữ Oa đã tạo ra những vị Nữ Thần khác đại diện cho các thế lực tự nhiên là: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - ​​​​Thổ. Hay phải kể đến Mẹ Âu Cơ là vị thần nữ cũng là vị tổ sư của nhiều ngành nghề thủ công trong nông nghiệp tại vùng châu thổ Sông Hồng. Cây lúa, bột ngũ cốc là thực phẩm chính đã nuôi sống hàng ngàn đời dân tộc Việt Nam. 


Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tôn thờ Mẫu - Mẹ là vị tối cao có quyền năng bảo vệ và che chở cho con người và vạn vật. Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa của một vị thần mang hình hài của một người Mẹ luôn che chở, có lòng bao dung, bảo vệ cho muôn loài. Được xuất phát từ niềm tin và sự tôn sùng kính trọng của nhân dân Việt dành cho tính nữ, với khả năng sinh sản, nuôi dưỡng và phát triển. Dù ở thời kì phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, nhưng tư tưởng của người nông dân về quan hệ mẫu hệ, quyền nữ vẫn được đặt lên trên. Hay nói cách khác, người phụ nữ Việt Nam luôn là người nuôi nấng, giáo dục con cái, quản lý các công việc gia đình, quan xuyến mọi việc trong gia đạo. 

Như vậy, khi dân tộc Việt Nam còn theo chế độ Mẫu hệ thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hình thành. Tuy nhiên, để tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức trở thành Quốc Đạo thì phải kể từ khi có sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong đó, phải kể đến công lao của các vị Vua Lê đã có công kết hợp thờ Mẫu người miền xuôi và tục thờ Sơn Trang của người miền núi để hình thành nên điện thờ Thánh Mẫu. Ở đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Thần Chủ của Đạo Mẫu của người đồng bằng và Mẫu Thượng Ngàn là chủ Sơn Trang của người miền núi. Trong hệ thống thần điện còn có Thánh Bản Mệnh là người đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đến với Mẫu. 


Hệ thống thờ Mẫu Tam Tứ Phủ

Từ thế kỷ XV, Đạo Mẫu Việt Nam được ra đời. Năm 1434, là ngày giáng thế đầu tiên của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, tính đến nay đã hơn 600 năm trôi qua. Như vậy, có thể thấy Đạo Mẫu Việt Nam ra đời sau Đạo Phật, song tín ngưỡng thờ Mẫu lại được ra đời từ hàng ngàn năm trước đó, có thể trước khi Đức Phật nhập niết bàn.

Tháng 12/2016 “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại". Để thế giới ghi nhận văn hóa đẹp đẽ đó có phần đóng góp công sức không nhỏ của hàng ngàn Đồng thầy trên cả nước nói chung. Đạo Mẫu là sự tổng hợp của tín ngưỡng đa văn hóa được thể hiện rất rõ thông qua hình thức “hầu đồng”.

 

 

Bài viết về Đạo mẫu - Tứ phủ

Tất cả các Tân Thanh Đồng dù mở phủ rồi hay chưa ra mở phủ, ai mà mắc những hiện tượng dưới đây thì tạm thời xem xét lại khi đầu tư tiền bạc lớn, không nên vay mượn nhiều và không nên cho vay.

Câu trên theo Phật Thánh dưới theo Đồng Thầy chỉ có riêng Đạo Mẫu chúng ta hay nghe thấy nhất trong các buổi lễ xuất thủ trình đồng! Vì sao vậy?

Người ta có câu ví von "ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng ". Câu nói rất phản cảm của Đạo, vốn dĩ nó là mâu thuẫn nội bộ trong Đạo và làm xấu đi tính chất của Đạo Mẫu.

Những trường hợp sau đây ra mở phủ rồi, các Thủ Nhang Tân Thanh Đồng được đặc ân khất hầu, miễn hầu hàng năm mà vẫn yên căn yên mệnh không bị lỗi tâm còn tăng trưởng phúc tuệ?

Phong tục thờ Sơn Lâm Sơn Trang đã xuất hiện từ cách đây hơn 2000 năm trước gắn liền với lịch sử tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.

Trong hệ thống Tứ Phủ những Thánh Cô đều là những cô bé rất linh thiêng và thường hay về ngự đồng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử.

Trong buổi học Đạo về tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ tại Đền Cô Bé Ngai Vàng, có đệ tử thắc mắc đặt ra câu hỏi rằng: "Thưa thầy!

Khi có canh đàn trình đồng mở phủ, lúc này người Tân Đồng như được sinh ra thêm lần thứ hai.

Hiện nay, có rất nhiều thanh đồng không biết rằng trong một khóa lễ hầu nên hầu Quan trước hay hầu Chúa trước? Làm sao để thực hiện nghi thức hầu đồng theo đúng lề lối phép tắc của nhà Ngài?

Cô Bé Ngai Vàng là hiện thân là cô bé Thượng Ngàn nơi cô hiển linh giáng ngự tại Núi Ngai Vàng.

Pages