Nhân duyên thờ phụng Và sự linh ưng của Cô Bé Ngai Vàng qua lời kể của Đồng Thầy Huyền Tích

Trong hệ thống Tứ Phủ những Thánh Cô đều là những cô bé rất linh thiêng và thường hay về ngự đồng. Cô Bé Ngai Vàng cũng chính là Cô Bé Thượng Ngàn là những vị Tiên cô tọa trên Tòa Sơn Trang và hầu cận Mẫu. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra tại sao gọi là Cô Bé Ngai Vàng? Nay Huyền Tích xin chia sẻ tới quý bạn đọc Sự Tích về Cô Bé Ngai Vàng để bạn đọc cùng bản hội được thấu tỏ.

Nhân Duyên Thờ Cô Bé Ngai Vàng

     Từ khi Huyền Tích về đây hương hỏa đã được kế thừa của một Cụ cũng được ăn lộc bốc thuốc của Cô Bé. Có rất nhiều câu chuyện kể về sự ứng nghiệm của Cô qua lời kể của một bác thợ xây. Bác cũng đã mất nên Huyền Tích xin được gọi là Cụ để tôn trọng người quá cố. Khi biết Huyền Tích là người phụng thờ và xây Đền bác có nó[A1] i. Thầy xây vào đúng núi Ngai Vàng. Tôi hỏi Tại sao lại gọi là Núi Ngai Vàng vậy bác? Bác nói. Xưa kia ở đây không có địa danh, hoang vu ít người ở, dân ở đây sống thưa thớt, bên kia có xóm ba nhà bên này có một nhà.  Chếch sang bên cạnh là Núi Đá Trắng. Ở bên Núi Đá Trắng cũng có một ngôi Miếu đến giờ vẫn đang phụng thờ. Qua Núi Đá Trắng có Đèo Kẻng, bên kia Hồ Hàm Lợn có Đền thờ Quan Quận. Đường 35 có Đền Rõm thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

     Âu cũng là nhân duyên khi Huyền Tích xây Đền cũng chưa biết nên đặt tên Đền là gì? Nên khi thấy bác nói đây là Núi Ngai Vàng thì Huyền Tích thấy tên đó rất phù hợp và đã lựa chọn đặt tên Đền là Linh Từ Ngai Vàng bây giờ. Bản thân Huyền Tích ngày đó cũng không biết sẽ thờ Cô vì căn số ngày đó chỉ biết mình trên ngàn sát hàng Chầu nên sẽ thờ Mẫu Thượng Ngàn hoặc một vị Thánh nào đó. Càng về sau Cô Bé càng ứng hiện nhiều cho rõ tỏ những sự việc cho Huyền Tích biết để lập riêng một cung thờ Cô Bé.

 Huyền Tích xin kể một số câu chuyện về sự linh ứng của Cô Bé như sau.

      Ông Cụ bốc thuốc có cô con dâu trước kia đã từng ở trên mảnh đất này. Một hôm cô con dâu thấy hiện tượng lạ có một đàn bướm rất to đậu ở giữa mảnh đất của cung cô bây giờ. Cô con dâu sợ quá chạy đi và gọi bố chồng chính là ông Cụ bốc thuốc lên. Sau khi ông Cụ lên thấy một con bướm rất to đậu ở giữa ban Công Đồng hiện giờ, một đàn bướm đậu ở hai bên cột, và thêm một đàn bướm nữa bay cuộn như con rồng ở trong đền. Gia đình cô con dâu thấy vậy nên không dám ở trên mảnh đất đó nữa phải chuyển sang mảnh đất khác để ở. Sau đó, khoảng chục hôm sau Huyền Tích về đây để xin mua lại mảnh đất này. Khi Huyền Tích hỏi mua Cụ hỏi: “Chú mua đất để làm gì? Huyền Tích trả lời, con mua đất để xây Đền, xây Điện. Cụ nói, Ừ! nếu chú mua xây Đền thì được chứ xây nhà thì tôi không bán.” Cụ dặn đi dặn lại là tôi bán mảnh đất này chỉ được xây Đền thôi.

      Như Huyền Tích đã nói ở trên, địa danh này được các cụ ngày xưa tự đặt là Núi Ngai Vàng để hẹn nhau đi lấy guột, lấy củi. Gọi là Núi Ngai Vàng vì ở trên núi có một cái Ngai xung quanh có những thỏi vàng và đá rất đẹp, các cụ xưa kia đã từng đãi vàng ở đây. Nhân duyên từ đó nên Huyền Tích cũng lấy tên địa danh Đền là Linh Từ Ngai Vàng. Cũng như một số địa danh khác như Đền Ông Bảy Bảo Hà là thôn Bảo Hà, Đền Cô Đôi Bồng Lai là Thôn Bồng Lai. Đền Phủ nào cũng có những Cô Bé, Cậu Bé bản đền, bản điện. Nên Huyền Tích cũng thuận theo nhân duyên để lựa chọn địa danh Núi Ngai Vàng và gọi Cô là Cô Bé Ngai Vàng.

Vì Sao Cô Bé Ngai Vàng là Cô Bé Thượng Ngàn

      Qua lời kể của Cụ, cách đây khoảng 40 năm về trước khi con gái Cụ được 4 tuổi, gia đình Cụ có làm công trình phụ nhưng bị thiếu một cái hoành nên cụ đã chặt một cây xanh. Cây đó có tán to rất đẹp, lá xanh mướt xòe như chiếc ô che. Vì Cụ đã chặt cây đó nên 23h đêm hôm đó con gái Cụ có hiện tượng bất thường. Thấy vậy, Cụ đã dậy châm đèn để xem sự tình nhưng khi đốt đèn lên Cụ thấy như có người vuốt tai của Cụ, vuốt đến đâu là Cụ nổi da gà đến đó, tay con gái Cụ cứ cào cấu xuống chiếu buồn bực, tức giận. Thấy vậy, Cụ nghĩ đến điều chẳng lành sợ ma nhập nên Cụ bảo: “Mau gọi bác Lực vào đây”, bác Lực chính là ông anh trai của Cụ cũng là các thợ xây mà Huyền Tích đã nói ở trên. Cụ Lực vào cầm theo một bó dâu và một chiếc ca không đựng gì và nói: “Đây là roi dâu rồi vụt xuống giường và ca đựng nước giải”. Thế nhưng con gái Cụ không sợ mà lại càng tức giận. Cụ thấy vậy liền nghĩ đây không phải tà ma rồi Cụ  nói: “Là ai thì xưng danh xưng tên”. Lúc đó, con gái Cụ trở về bình thường rồi đứng dậy đi ra phía đầu nhà và chỉ tay lên bảo: “Nhà Cô trên rừng, Cô bé trên ngàn”. Đã rõ sự tình nên Cụ bảo vậy mai gia đình Cụ sẽ làm lễ cho Cô Bé.

Ngay sáng hôm sau, gia đình Cụ mời một cụ đồng bói có tiếng soi bói rất giỏi  được ăn lộc của Chúa Thượng Ngàn. Khi mời lên gia đình cũng không nói rõ sự tình chỉ bảo mời cụ lên làm lễ tạ đất. Thế nhưng, khi cụ đồng làm lễ xong cụ ngồi bảo: “Nhà này đã chặt cây bóng mát của Cô Bé trên ngàn, đó là chỗ Cô chơi nên giờ cô đang của trách”. Thấy vậy, gia đình mới kể rõ đầu đuôi sự tình như vậy rồi nhờ cụ đồng kêu tấu làm lễ rước Cô Bé xuống Đền dưới để hầu Mẫu. Sau sự việc đó con gái Cụ mới được yên.

Bản thân ông Cụ cũng được ăn lộc bốc thuốc của Cô Bé, Cụ kể: “Ngày xưa, xã hội chưa được tiên tiến như bây giờ, máy móc và công nghệ không có. Nhiều bệnh nhân bị xơ gan cổ chướng, bụng đã chương phềnh, gia đình đã bắc rạp làm ma nghĩ không qua được vậy mà nhân duyên đưa đến Cụ bốc thuốc cho uống bụng xẹp xuống và khỏi vẫn sống đến tận bây giờ. Hay những người bị bệnh dạ dày hoặc có những bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về đến tìm Cụ bốc thuốc và Cô đều cho khỏi bệnh”. Đến giờ Cụ cũng không nhớ nổi mình đã cứu được bao nhiêu người nhờ thuốc của Cô.

    Cô Bé thương dân lắm, thời đầu không cho Cụ lấy tiền của ai, về sau có lấy thì lấy rất ít, 10 thang thuốc mà chỉ lấy 100 ngàn đồng. Có lúc Cụ đã nghĩ mình cất công lên rừng đi lấy thuốc mà cô cho lấy ít quá nên Cụ lấy lên 200 ngàn đồng, được 2 tháng thì Cụ bị cô của cho ốm. Thế là từ đó Cụ không dám lấy thêm tiền của ai nữa. Đó là sự linh ứng của Cô Bé. 

      Người xưa có câu: “Nước Thanh Hoa, ma đất Rõm”. Sở dĩ nói như vậy vì nước Thôn Thanh Hoa rất độc, đất Rõm rất thiêng, ngôi Đền Rõm thờ Mẫu Thượng Ngàn được công nhận cấp bằng di tích Quốc Gia. Ngày xưa hễ ai đi qua Đền mà không xuống ngựa bỏ mũ, nón để chào đều bị của trách xảy ra những sự việc không mong muốn. Thậm chí, có những câu chuyện người dân sống ở đây xảy ra mâu thuẫn đã đưa nhau ra Đền để thề thốt cũng đều ứng nghiệm. Bản thân Huyền Tích trước khi xây Đền cũng đã vào Đền Rõm để xin Mẫu chỉ đường cho Huyền Tích tìm mua được mảnh đất như ý để lập Đền thờ phụng Thánh. Khi được người quen đưa vào xem mảnh đất này Huyền Tích đã thấy ưng nhưng trong túi chỉ có 15 triệu. Chuyện lực cười là có ai cầm 15 triệu đi mua đất, còn không đủ tiền cọc. Vào đây, Huyền Tích cũng khấn xin các vị thần linh, thổ địa sơn thần nếu có nhân duyên thì cho con mua được mảnh đất này. May sao Cụ cũng đồng ý bán luôn mảnh đất này cho Huyền Tích. Vì không đủ tiền cọc, cũng được cha mẹ thương cho lộc và được mọi người hỗ trợ nên 2 tháng sau Huyền Tích mới đủ tiền cọc. Trong vòng một năm Huyền Tích mới trả dần hết số tiền đã mua đất của Cụ.

     Khi biết Cô Bé ngự ở đây Huyền Tích đã có tâm nguyện xây riêng Cung Cô để phụng sự thờ Cô Bé. Vì Huyền Tích thiết nghĩ: Nhân duyên của Huyền Tích đã được về xây Đền trên đất của cô, đất của Thánh được Thánh Cô chọn đây cũng là phúc lớn của Huyền Tích nên Huyền Tích cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc. Có câu nói: “Hữu Tiên Tắc Danh” có nghĩa là Núi dù cao hay thấp, to hay nhỏ nhưng có Tiên ngự thì sau này ắt sẽ thành danh. Vì vậy, Núi Ngai Vàng có Cô Bé ngự thì các con của Mẫu, lính ghế Tứ Phủ sau này ắt sẽ có danh có diện. Nên Huyền Tích cũng chỉ biết giúp người theo cách làm của Cụ ai có bao nhiêu thì làm từng đó chứ không bắt buộc một đàn lễ phải có bao nhiêu tiền.

     Theo lời Cụ nói: Trước kia Cụ đi bộ đội, sau ra quân thì gia đình về đây khai hoang rồi ở đây. Khu này ngày xưa rất rậm rạp, hoang vu ít người tới, người ta hay gọi đây là khu hùm rậm nên không ai dám ở đây. Cụ vốn dĩ không hiểu biết gì về thuốc, có người tặng cho quyển sách về thuốc rồi tự tìm tòi nghiên cứu. Thậm chí, có những cây thuốc mà Cụ không biết tìm ở đâu thì ngay đêm hôm đó được nằm mơ báo mộng là đi đến chỗ này ở vị trí này sẽ thấy. Hôm sau cụ đi lên rừng thì cứ ở chỗ nào có cây thuốc sẽ hiện ngay bên cạnh là thuốc để cụ hái. Đến giờ, Cụ cũng cao tuổi, sức khỏe yếu dần nhưng vẫn phải đi hái thuốc để cứu người. Vì không đi là bị ốm. Có những sự việc linh ứng nên Cụ không tin cũng phải tin. Cụ bảo: “Ở mảnh đất này không giàu mà cũng không nghèo, cứ nay hết tiền mai lại có người đến bốc thuốc lại có tiền đủ đồng rau đồng cháo”.

Sự Linh Ứng Của Cô Bé

     Thời gian đầu khi Huyền Tích về đây tu tập, lập Đền thờ cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi dương phá, âm cũng phá. Cụ thể là trước đây có một số người đã

lập một nhóm để chuyên nói xấu Huyền Tích. Khi đó Huyền Tích chỉ biết nhẫn nhịn nhưng có sự linh ứng của Cô làm sáng tỏ đến giờ họ đều nhận hậu quả. Trong nhóm đó có 2 vợ chồng đã bỏ nhau và bị người dân ở đây đuổi ra khỏi thôn không cho ở. Có người là đồng mới hầu ở Đền xong đi ra cổng Đền thì bị một cậu đồng khác đánh và đi ra đường cũng bị người khác đánh. Đến giờ, một số con nhang của người thầy đó vẫn nhắc lại: “ Ngày xưa Thầy con đặt điều nói xấu Thầy đến giờ Thầy gặp nhiều chuyện không mong muốn”.

      Thêm một câu chuyện nữa của một đệ tử có nhờ Huyền Tích giúp cho một ông chú cũng bị căn số. Một hôm, không hẹn mà đến ông chú đó và một vài người nữa đi cùng. Khi đến Đền ông chú đó không vào được Đền mà ngược lại mọi biểu hiện giống như một con ma tàu. Khi Huyền Tích đi ra thì thấy đang đứng nép ở dưới ngã ba gần Đền, trông thấy Huyền Tích người đó sợ không dám lại gần. Sau đó, ông chú đó và một người nữa đi cùng bị ốp và nói chuyện với nhau giống như một người tướng hỏi quân của mình. Ông ta nói: “Đền này có phát không”? Người kia trả lời: “Dạ, Đền này phát”. Ông kia hỏi tiếp: “Thế có chít được long mạch không” ? Người kia nói: “Dạ không chít được, phát mạnh lắm”. Ông kia giận dữ hỏi tiếp: “Thế phát về Vương hay phát về Quan”? Cậu lính nói: “Dạ phát về Vương”. Ông kia nói tiếp: “Thế tại sao lễ nhiều thế, mở phủ nhiều thế? Từ nay ta sẽ triệt long mạch chỗ này không cho ai về đây làm lễ nữa”. Ban đầu Huyền Tích nghĩ do họ bị cơ nên vậy nhưng một vài ngày sau nghĩ lại tâm cũng bị giao động, lo lắng. Nhưng nhờ sự linh ứng của cô Bé mọi việc dần cũng được thuận.

      Lại nữa, một hôm nọ có một người đàn ông cũng có máu mặt ở khu này bước vào Đền, ông ta nói: “Linh cái gì mà linh, một mồi lửa thì hóa vàng hết” Huyền Tích cũng chỉ biết ấm ức nhẫn nhịn kêu cha khấn mẹ để cha mẹ dẹp âm dẹp dương cho người trần không phá phách. Một thời gian sau người đàn ông đó bị đột quỵ phải vào viện điều trị. 2 tháng sau, Huyền Tích gặp lại người đàn ông đó với một thái độ hoàn toàn khác. Ông ấy vui vẻ nói: “Đây mới là thầy cúng này, đây mới là Phật này”. Huyền Tích cũng cảm thấy ngỡ ngàng trước sự thay đổi trông thấy của người trần.

      Huyền Tích lại kể thêm câu chuyện dở khóc dở cười của một số đệ tử. Có đệ tử làm trong bệnh viện chỉ vô tình nói đùa với đồng nghiệp rằng: “Mế em đi như ngựa vía”. Chỉ một câu nói trêu đùa thôi mà bị Cô của phạt bắt quỳ ngay tại chỗ không đứng lên được phải gọi điện cho Huyền Tích. Sau đó, Huyền Tích vào khấn xin Cô thì lại được trở lại bình thường.

     Thêm một số câu chuyện của Cụ bốc thuốc kể lại, Cụ cứu giúp cho một gia đình nhưng trước kia phương tiện đi lại chưa được thuận tiện như bây giờ nên gia đình họ không về để tạ lễ được. Họ có gửi lễ nhờ một người trong thôn gần đây để tạ lễ là đĩa xôi và con gà, do đói kém nên gia đình đó đã ăn không mang lễ vào tạ. Sau sự việc đó gia đình người được nhờ gửi lễ kia đã gặp rất nhiều sự việc bất trắc không mong muốn.

     Năm ngoái, ông Cụ có chặt một cây mít ở vườn để làm công trình phụ mà bị Cô của cho 1h đêm bị đau tưởng phải đi cấp cứu. Sau đó, ông Cụ chợt nhớ ra rồi tâm niệm trong lòng khấn Cô mới đỡ. Sáng hôm sau chạy lên Đền nói chuyện với Huyền Tích, Cụ bảo: “Lần đầu tiên trong đời ông bị cơn đau như vậy tưởng chết, tưởng cô chỉ ở quản ở trên này thôi vậy ai ngờ cô xuống cả dưới”.

     Trước đây, khi Huyền Tích mới về đây để bắt đầu xây Đền. Huyền Tích làm giá với bác tài chở gạch, ban đầu thống nhất giá là 12,500,000vnd một chuyến xe. Nhưng sau khi xe chở gạch lên dốc của Đền thì bỗng nhiên bị lật xe vỡ hết cửa, vỡ hết kính xe. Bác tài hốt hoảng chạy ra khỏi xe thở hổn hển, Huyển Tích tay cầm ô đi quanh ô tô vui vẻ đứng cười đắc trí, tâm thái khi đó vô tư hồn nhiên như trẻ con. Lúc sau, chú đồng hao đứng đó gọi Huyền Tích vào và nói: “Sao bác buồn cười thế, xe gạch người ta đổ hỏng hết cả cửa thế này mà bác cứ đứng cười, vô duyên”. Khi đó, Huyền Tích chợt ý thức được mới nói: “Ừ nhỉ, nhưng không biết sao anh cứ buồn cười không nhịn được, anh nhìn thấy xe ô tô đổ anh vui thế”. Có bác thợ xây ở đó, vui miệng bác ấy nói: “Ui giời! Chắc là chở gạch thiếu không đủ lại còn gạch non nên mới bị thế” . Sau sự việc đó, bác tài xế lại giảm giá cho Huyền Tích còn 11,500,000vnd.

    Cũng lại câu chuyện chở gạch, Huyền Tích có đặt mua gạch để xây bờ tường rào. Ngày đó, vì kinh tế còn khó khăn nên Huyền Tích chỉ mua gạch loại 2 mà cóp nhặt mỗi lúc mua một ít. Khi bác tài xế lái chiếc xe lam đi lên dốc thì bỗng nhiên xe bị lật đổ. Lúc đó mới biết là mặt trên thì họ xếp gạch lành tốt, khi đổ xe thì bao nhiêu gạch non, gạch vỡ ở dưới lộ ra hết. Lúc đó, bác thợ xây lại bảo: “Chết mày chưa, làm điêu giờ nó hiện ra đây.”

     Thời gian đầu về đây, Huyền Tích gặp rất nhiều khó khăn, gian nan một phần do chưa biết đến có Cô Bé ngự ở đây. Sau khi trải qua nhiều sự việc không mong muốn và biết đến Cô nên Huyền Tích đã xây gấp cung thờ Cô Bé để Cô được an ngôi chính vị. Cuối năm 2019, sau 2 tháng Cung Cô Bé đã xong và đặt tên là Đền Cô Bé Ngai Vàng. Từ khi xây xong cung Cô, nhờ Thánh Cô anh linh phù trợ mọi việc dần được thuận lợi mọi bề. Điều đặc biệt là Cô rất thích hoa và thích đẹp nên hầu hết các lính ghế của Cô khi về đây lễ một thời gian sau cô cho ai cũng được mặt hoa da phấn, thay da đổi diện.

     Như vậy mới thấy, tuy chỉ là ngôi Đền nho nhỏ nhưng nhờ sự anh linh của Cô Bé mà rất nhiều các đệ tử được thành danh lên tiến sĩ, giữ những chức vụ cao trong chính trị.

     Nhiều lúc Huyền Tích nghĩ, suốt mấy chục năm cô ẩn danh bốc thuốc cứu người làm phúc, công đức của Cô rất lớn.  Đến ngày hôm nay, Cô được Thánh Mẫu ban danh, ban lộc, ban tài cho Cô được hoằng dương để Cô cứu nguời. Huyền Tích từ khi biết đến Cô cũng một lòng một dạ nhất tâm hướng lòng cửa cô theo Cô để bách gia thập phương biết đến chiêm bái.


 [A1]

Bài viết liên quan

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô rất nổi tiếng trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô.

Bản văn Cô Bơ 1

Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung

Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung. 

Các ngày lễ tiết Tiên Thánh hay còn gọi là ngày tiệc trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là những ngày lễ rất quan trọng đối với các đồng nhân.

Có rất nhiều các bạn có căn số trước khi ra trình đồng mở phủ đều mong muốn tìm được người Thầy của mình. Các bạn yêu quý nhắn tin hỏi Huyền Tích về tuổi nào thì hợp để làm Thầy cho bản thân mình?

Không biết từ khi nào đã có sự phân biệt về cách gọi, cách xưng hô của các lính ghế bên Tứ Phủ.

Trường hợp do gia tiên có Bà Cô, Ông Mãnh linh thiêng có duyên được tu tập được chắp táp cửa Đình Thần Tứ Phủ, cửa Mẫu. Phần âm gia tiên mộ Đạo bén duyên hoặc gia tiên khát bóng vọng cầu muốn con c

Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua.

Nếu coi tâm linh là một nghề thì Huyền Tích không phải lủi thủi bao nhiêu năm một mình đi cúng, các đệ tử nam trong bản hội và cả bên ngoài xin theo học Pháp. Nhưng không biết đến khi chết có tìm đ

Thánh Mẫu mà thương ai định chọn ai làm việc lớn trách nhiệm lớn lao, Mẫu sẽ rèn rũa tâm trí người đó vững vàng trước sóng gió.

Chúng ta vẫn nhầm lẫn bè là bạn, đến khi bị lợi dụng, bị hại mới nhận ra.

Có đệ tử hỏi rằng: Y vào sơn Môn khác là như nào hả Thầy? nay Huyền Tích xin chia sẻ đôi lời cho các lính ghế Tứ Phủ được tỏ.

Nhiều người nói sinh ra đã có số phận không ai có thể dịch chuyển được.

Nhiều Đồng nhân vẫn không biết đâu là Chốn Tổ của mình? Đa số nghĩ nơi mình mở phủ là chốn tổ, bản thân người Thầy mở phủ cho mình cũng không có chốn tổ để về, cũng không biết đâu là chốn tổ của mì

Lạy Mẫu! Tại sao chúng con phải xoay khăn? Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi! "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"; "Giáo bất nghiêm sư chi đọa, sinh bất dưỡng phụ chi lỗi".

教不嚴師之 墮

生不飬父之纇

Tổ có nói: "Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự". Tất cả các pháp đều là phương tiện.

Một số các trường hợp lính ghế Tứ Phủ khi gặp khó khăn thường than là sao con không sống ác với ai, có làm gì ác đâu mà các Ngài hành con khổ quá vậy? Chỉ những lời than trách vô tình như vậy cũng

Tu là để trả nghiệp! Nhiều người cứ hỏi thầy có xem bói không? Câu trả lời của Huyền Tích là không.

 

Cha chấm Lính Mẹ bắt Đồng cơ hành khốn đốn nếu bạn đúng con bốn phủ, bạn phải tìm Thầy đại tấu dẫn trình khai đàn mở Phủ. Khi đã là con bốn Phủ thì tu sao để yên căn yên mệnh?

Có bạn đồng đặt câu hỏi rằng: "Thầy con nhà có đại tang mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ?

 

Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia? Huyền Tích xin chia sẻ về căn của người xuất gia phải có một yếu tố đó là “Duyên".

Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, đã được tách sẵn giúp cho những ai muốn học Hát Văn Cô Bé Ngai Vàng sẽ dễ dàng hơn:

"Dâng văn     cô bé     ngai vàng

Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát là người thông minh, chính trực, văn võ toàn tài.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan. Ông là vị quan đứng hàng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan là vị quan lớn đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.

Trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Bơ Bông là vị thánh cô rất nổi tiếng và thường hay về ngự đồng để cứu độ cho các lính ghế củ

Hệ thống công đồng Trần Triều là ban thờ rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt.

"Ba năm thử lính" là thời gian rất vất vả đối với mỗi Tân Đồng. Đây là khoảng thời gian tân đồng phải trả nghiệp và trải qua rất nhiều thử thách: thử tâm, thử lính...

Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là phúc của Đạo. Có câu :"Tùy tài biện lễ, giầu làm kép hẹp làm đơn".

Nhiều người tâm sự rất lo lắng, hỏi Huyền Tích cùng một câu hỏi là :

"Một năm phải hầu hai vấn, người thì bảo phải ba vấn thế này thế kia không biết đâu mà lần”

Pages