Tìm hiểu về hệ thống Sơn Lâm Sơn Trang
Phong tục thờ Sơn Lâm Sơn Trang đã xuất hiện từ cách đây hơn 2000 năm trước gắn liền với lịch sử tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Từ thủa hồng bàng con người người dân Việt đã biết đến phong thục này. Vậy hệ thống Sơn Lâm Sơn Trang thờ những ai hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Tam Tòa Sơn Trang là ai?
Chúng ta vẫn nghe thấy câu Tam Vị Chúa Mường hay chính là Tam Tòa Chúa Sơn Trang trong hệ thống Tòa Sơn Lâm Sơn Trang. Đó là các Vị:
- Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương, Bạch Anh Quản Trưởng, Sơn Lâm Công Chúa, Lê Mại Đại Vương
- Sơn Trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư, La Bình Công Chúa
- Sơn Trang Đệ Tam: Diệu Nghĩa Thiền Sư, Quế Hoa Công Chúa
Ba Vị Chúa Sơn Trang đều là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn có từ thời Vua Hùng. Bởi Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ chính là La Bình Công Chúa, tại Đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa, còn tại đền Đông Cuông là Lê Mại Đại Vương Công Chúa.
Trong tòa Sơn Trang được chia thành 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn Man Di Thổ Tộc nên mới được gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ sơn trang (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái) theo hầu Tam Tòa Sơn Trang. Mẫu Thượng Ngàn là người cai quản hệ thống sơn lâm sơn trang và được chia thành các nhóm sau:
Lục Cung Lục Bộ Thánh Bà
Lục Cung Lục Bộ Thánh Bà là sáu vị Thánh Bà Lạng Sơn thừa hành Thánh Mẫu Thượng Ngàn Bắc Lệ
– Chúa Bà Sông Hóa
– Chầu Năm Suối Lân
– Chầu Lục Bắc Lệ
– Chầu Đồng Mỏ
– Chầu Mười Mỏ Ba
– Chầu Bé Đèo Kẻng
Bát Bộ Sơn Trang
Tương truyền, Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Đặng Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương, sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là Bát Bộ Sơn Trang, cai quản các lũng, các nương núi rừng.
Bát Bộ Sơn Trang bao gồm các tướng: Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường, Đỗ Dũng.
Thập Nhị Bộ Tiên Nàng
Thập Nhị Bộ Tiên Nàng (hay còn gọi là 12 cô Sơn Trang) là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Các cô tuy đôi lúc có về ngự đồng nhưng đây không phải 12 vị Tứ Phủ Thánh Cô.
Thập Nhị Bộ Tiên Nàng gồm các Thánh Cô:
- Cô Đệ Nhất Sơn Tinh - Cô Cả Núi Dùm
- Cô Đôi Bắc Lệ
- Cô Bơ Thượng Ngàn - Cô Ba Tam Kỳ
- Cô Tư
- Cô Năm Đồng Tiền
- Cô Sáu Đồi Ngang
- Cô Bảy Tuyên Quang
- Cô Tám Thượng Ngàn
- Cô Chín Thượng Ngàn
- Cô Mười Suối Ngang
- Cô Mười Một Đồng Nhân
- Cô Mười Hai Thượng Ngàn
Bát Tộc Thổ Ty
Bát Tộc Thổ Ty gồm: Hoàng, Hà, Ma, Điếu, Nùng, Thái, Xá, Miêu là tám tộc người thiểu số ở miền núi.
Hiện nay, việc phối thờ tòa Sơn Lâm Sơn Trang trong cùng đền, phủ của tục thờ Tứ Phủ mang dấu ấn đậm nét tinh thần đoàn kết dân tộc giữa người Kinh đa số và các dân tộc thiểu số từ thời xa xưa. Điều đó muốn nói rằng đất nước Việt Nam cùng chung một tín ngưỡng đều thờ chung các vị thánh.
Sau khi giúp vua Lê thắng trận và được sắc phong hầu hết ở các đền và phủ đều có cung thờ Sơn Trang. Cung Sơn Trang (hay còn gọi Động Sơn Trang) thường được bài trí là một động đá có Chúa Sơn Trang và các Cô Sơn Trang ngự.
Bài viết liên quan
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô rất nổi tiếng trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô.
Bản văn Cô Bơ 1
Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa
Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung
Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung.
Các ngày lễ tiết Tiên Thánh hay còn gọi là ngày tiệc trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là những ngày lễ rất quan trọng đối với các đồng nhân.
Có rất nhiều các bạn có căn số trước khi ra trình đồng mở phủ đều mong muốn tìm được người Thầy của mình. Các bạn yêu quý nhắn tin hỏi Huyền Tích về tuổi nào thì hợp để làm Thầy cho bản thân mình?
Không biết từ khi nào đã có sự phân biệt về cách gọi, cách xưng hô của các lính ghế bên Tứ Phủ.
Trường hợp do gia tiên có Bà Cô, Ông Mãnh linh thiêng có duyên được tu tập được chắp táp cửa Đình Thần Tứ Phủ, cửa Mẫu. Phần âm gia tiên mộ Đạo bén duyên hoặc gia tiên khát bóng vọng cầu muốn con c
Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua.
Nếu coi tâm linh là một nghề thì Huyền Tích không phải lủi thủi bao nhiêu năm một mình đi cúng, các đệ tử nam trong bản hội và cả bên ngoài xin theo học Pháp. Nhưng không biết đến khi chết có tìm đ
Thánh Mẫu mà thương ai định chọn ai làm việc lớn trách nhiệm lớn lao, Mẫu sẽ rèn rũa tâm trí người đó vững vàng trước sóng gió.
Chúng ta vẫn nhầm lẫn bè là bạn, đến khi bị lợi dụng, bị hại mới nhận ra.
Có đệ tử hỏi rằng: Y vào sơn Môn khác là như nào hả Thầy? nay Huyền Tích xin chia sẻ đôi lời cho các lính ghế Tứ Phủ được tỏ.
Nhiều Đồng nhân vẫn không biết đâu là Chốn Tổ của mình? Đa số nghĩ nơi mình mở phủ là chốn tổ, bản thân người Thầy mở phủ cho mình cũng không có chốn tổ để về, cũng không biết đâu là chốn tổ của mì
Lạy Mẫu! Tại sao chúng con phải xoay khăn? Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi! "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"; "Giáo bất nghiêm sư chi đọa, sinh bất dưỡng phụ chi lỗi".
教不嚴師之 墮
生不飬父之纇
Tổ có nói: "Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự". Tất cả các pháp đều là phương tiện.
Một số các trường hợp lính ghế Tứ Phủ khi gặp khó khăn thường than là sao con không sống ác với ai, có làm gì ác đâu mà các Ngài hành con khổ quá vậy? Chỉ những lời than trách vô tình như vậy cũng
Tu là để trả nghiệp! Nhiều người cứ hỏi thầy có xem bói không? Câu trả lời của Huyền Tích là không.
Cha chấm Lính Mẹ bắt Đồng cơ hành khốn đốn nếu bạn đúng con bốn phủ, bạn phải tìm Thầy đại tấu dẫn trình khai đàn mở Phủ. Khi đã là con bốn Phủ thì tu sao để yên căn yên mệnh?
Có bạn đồng đặt câu hỏi rằng: "Thầy con nhà có đại tang mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ?
Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia? Huyền Tích xin chia sẻ về căn của người xuất gia phải có một yếu tố đó là “Duyên".
Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, đã được tách sẵn giúp cho những ai muốn học Hát Văn Cô Bé Ngai Vàng sẽ dễ dàng hơn:
"Dâng văn cô bé ngai vàng
Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát là người thông minh, chính trực, văn võ toàn tài.
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan. Ông là vị quan đứng hàng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan là vị quan lớn đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.
Trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Bơ Bông là vị thánh cô rất nổi tiếng và thường hay về ngự đồng để cứu độ cho các lính ghế củ
Hệ thống công đồng Trần Triều là ban thờ rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt.
"Ba năm thử lính" là thời gian rất vất vả đối với mỗi Tân Đồng. Đây là khoảng thời gian tân đồng phải trả nghiệp và trải qua rất nhiều thử thách: thử tâm, thử lính...
Trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng không lãng phí xa hoa ấy là phúc của Đạo. Có câu :"Tùy tài biện lễ, giầu làm kép hẹp làm đơn".
Nhiều người tâm sự rất lo lắng, hỏi Huyền Tích cùng một câu hỏi là :
"Một năm phải hầu hai vấn, người thì bảo phải ba vấn thế này thế kia không biết đâu mà lần”