
Sự Tích Cô Bé Ngai Vàng
Cô Bé Ngai Vàng là hiện thân là cô bé Thượng Ngàn nơi cô hiển linh giáng ngự tại Núi Ngai Vàng. Đền Ngai Vàng có các tên gọi khác như: Linh Từ Ngai Vàng- Đền Mẫu Thượng Ngai Vàng - Đền Cô Bé Ngai Vàng. Đền thờ có hai cung, bên Cung Công Đồng phụng thờ Tam Toà Thánh Mẫu - Phụng Thờ Thánh Mẫu thượng ngàn Công Đồng Tứ Phủ, bên cạnh là cung thờ Cô Bé Ngai Vàng.

Cô Bé Ngai Vàng là ai?
Trong hệ thống Tứ Phủ thần linh, Cô Bé thuộc hàng Tứ Phủ Thánh Cô và Cô Bé bản đền, bản cảnh. Cô Bé Thượng Ngàn là vị tiên cô ngự trên tòa Sơn Trang và hầu cận Mẫu Thượng Ngàn. Cô Bé Ngai Vàng chính là hiện thân của Cô Bé Thượng Ngàn hầu cận Mẫu Thượng. Cô Bé Thượng Ngàn hiện được thờ cúng ở rất nhiều nơi trong hệ thống Đạo Mẫu, mỗi vùng có một sự tích riêng biệt về Cô. Chính vì lẽ ấy mà ở mỗi vùng sẽ có cách gọi tên Cô khác nhau.
Vì sao là Cô Bé Ngai Vàng? Cũng như Cô Bé Suối Ngang, Cô Bé Đông Cuông, Cô Bé SaPa, Cô Bé Ngai Vàng, tất cả đều gọi theo địa danh nơi ngôi đền tọa lạc. Cô hiển linh trừ tà chữa bệnh giúp người, sau mỗi lần vân du Tiên Cô để lại dấu tích giúp đời, giúp đạo trừ tà, chữa bệnh. Nhân dân nhớ ơn lập đền phụng thờ lấy theo địa danh của nơi đó để đặt tên đền. Tất cả các Cô Bé bản cảnh đều là sự hóa thân của một Cô Bé Thượng Ngàn. Cũng như một số địa danh khác như Đền Ông Bảy Bảo Hà là thôn Bảo Hà, Đền Cô Đôi Bồng Lai là Thôn Bồng Lai...

Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng, Cô Bé Thượng Ngàn là người con gái xinh đẹp, rất vui vẻ, dễ tính, hòa đồng, và có chút tinh nghịch như một đứa trẻ vậy. Những người tâm đức khi gặp khó khăn hoạn nạn, bế tắc trong cuộc sống biết tìm đến Cô đều được Cô phù hộ chỉ cho đường đi nước bước được thuận lợi hanh thông, cuộc sống sung túc gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, Cô Bé rất nghiêm khắc trừng trị kẻ nào dám nhạo báng cửa Cô. Đặc biệt, Cô hiển linh có tài trừ tà chữa bệnh, Cô thường vào rừng để tìm hái những loại thuốc quý cứu người trần gian. Cô Bé cũng như các Thánh Cô khác như: Cô Chín, Cô Bơ đều đem quyền phép của mình để cứu lính ghế của Cô, cứu người tâm đức. Tiếng tăm của Cô lừng lẫy vang danh và được muôn dân tôn sùng là Tiên Cô có tài trừ tà, chữa bệnh.
Cô Bé rất linh thiêng và thường hay về ngự đồng. Khi về đồng, Cô đẹp như một tiên nữ trên ngàn, trang phục của Cô Bé rất linh hoạt theo câu hát câu văn nơi bản cảnh Cô ngự, theo vùng miền, màu sắc phong phú đa sắc màu, hoà theo câu hát. Tiên Cô là sự kết nối văn hoá ẩm thực trang phục của các vùng miền vào trong Tứ Phủ. Đệ tử của Cô ở khắp bốn phương Nam Bắc xa gần đều tìm về cửa Cô để xin thuốc chữa bệnh và cầu tài lộc. Cô Bé Ngai Vàng hiện là một vị Thánh Cô rất nổi tiếng được nhiều người biết đến đặc biệt là những người có căn đồng số lính.

Đền Cô Bé Ngai Vàng ở đâu?
Là một đệ tử tín tâm mộ đạo với mong muốn phát huy và gìn giữ những nét đẹp văn hóa của Đạo Mẫu. Tôi may mắn được làm đệ tử của Thầy và được làm lính ghế của Cô, mong muốn được biết về tích của Cô Bé Ngai Vàng nên tôi đã tìm đến đồng thầy Huyền Tích và xin phép Cô Bé được đích danh Thầy kể lại sự tích của Cô Bé để lan tỏa những phép thiêng của Thánh Cô cứu giúp người trần gian.

Khi được Thủ nhang Đồng Thầy Huyền Tích chia sẻ tôi được biết Đền thờ Cô Bé Thượng Ngàn (được người dân nơi đây gọi với tên gọi khác là Đền Cô Bé Ngai Vàng) nằm ở Thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là ngôi Đền tọa lạc dưới chân một ngọn núi có tên là Núi Ngai Vàng, phía sau ngọn núi là Đền Gióng được bao bọc xung quanh là núi xanh non cao nước biếc. Chếch sang bên cạnh là Núi Đá Trắng, giáp đó có một ngôi Miếu cổ rất linh thiêng, qua núi Đá Trắng có Đèo Kiểng, bên tả Hồ Hàm Lợn có Đền thờ Quan Quận. Đường 35 có Đền Rõm thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn được cấp bằng di tích lịch sử Quốc Gia. Sau Đền Rõm có ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần có từ hàng trăm năm. Có thể thấy, chỉ trong một thôn nhỏ từ xa xưa người dân nơi đây khi khai hoang lập ấp đã phụng thờ rất nhiều Đền Phủ và Miếu, vậy mới có câu: "Nước Thanh Hoa ma đất Rõm" câu nói hàm ý nơi đây rừng thiêng nước độc.
Vào bên trong Đền, bên cạnh cung thờ Cô Bé Ngai Vàng là chính cung thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn - là một trong ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu đầy quyền năng trong hệ thống Tứ Phủ. Là người được Vua Cha Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ cai quản 81 cửa rừng và các miền núi non hang động.

Mùng Sáu cho chí Mùng Mười
Đền Ngai mở hội người người hân hoan
Khăn điều áo thắm xe loan
Ngự đồng loan giá cầu an cầu tài
Xuân về đi lễ cầu tài
Xuân về cầu Lộc Ngai Vàng tiên cô
Sóc Sơn đồi núi nhấp nhô
Có tiên Cô Bé Ngai Vàng anh linh
Đền cô cảnh đẹp người xinh
Đền cô ngự chính Nam Sơn, Thanh Hà
Rừng thông hoa nở rườm rà
Nam Sơn là Xã, Thanh Hà là Thôn
Bốn mùa hoa nở bốn mùa
Chim kêu phượng hót đua nhau khoe tài
Sơn lâm cảnh chí Đền Ngai
Xuân về chảy hội Đền Cô Ngai Vàng.
Hàng năm, bản đền Cô lễ hội khai xuân mở hội từ mùng 6 - 10 tháng giêng. Đặc biệt, lễ hội "Bách Thiện Hiếu Vi Tiên" là ngày 6-3 âm lịch. Chính tiệc Cô là ngày mùng 6 tháng 11 âm lịch.
Trong những năm gần đây, Đền Cô Bé Ngai Vàng được đông đảo các du khách thập phương tìm đến để chiêm bái lễ Mẫu, lễ Cô cầu mong được may mắn, bình an trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, Đền Cô Bé Ngai Vàng đã có rất nhiều hoạt động ý nghĩa để góp phần xây dựng phát triển cho Đạo Mẫu. Điển hình như: Vào tháng 3 Tiệc Mẫu năm Quý Mão Niên tại Đền Cô Bé Ngai Vàng đã diễn ra buổi lễ “Bách Thiện Hiếu Vi Tiên”. Buổi lễ tri ân cha mẹ được đồng thầy Huyền Tích lần đầu tiên đưa vào trong Đạo Mẫu, cũng là ngôi Đền đầu tiên đưa chữ Hiếu vào thực hành trong Đền Phủ, đây là một sự kiện lịch sử của Đ,ạo Mẫu”. Noi theo đức hiếu hạnh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh là tấm gương sáng về lòng hiếu thuận của Ngài đối với cha mẹ của mình qua ba lần giáng sinh làm người trần thế. Với mong muốn hoằng dương Đạo Mẫu, Đồng Thầy Huyền Tích luôn răn dạy các đệ tử phải hiếu thảo với cha mẹ “trăm việc thiện việc hiếu phải đầu tiên”. Cha mẹ là đấng sinh thành thiêng liêng vô bờ bến, là vị Thánh sống mà chúng ta được may mắn kề cận chăm lo và phụng dưỡng. Vì vậy, những ai còn cha mẹ hãy hết lòng chăm lo đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục để sau này khi cha mẹ không còn nữa chúng ta cũng không có điều gì phải nuối tiếc.



Đặc biệt, trong buổi lễ có các vị lãnh đạo khách quý phát biểu: Giáo Sư sử học Lê Văn Lan đã tham dự và phát biểu tại buổi lễ tri ân đấng sinh thành được gói gọn trong một chữ Hiếu: “Chữ Hiếu là của người Việt, phẩm chất đạo lý tốt đẹp này còn được biết đến như hội thề trung Hiếu thời nhà Lý”. Và thật vinh dự có sự hiện diện và lời phát biểu của Tiến Sĩ Bùi Thế Đức - Phó Trưởng Ban chuyên trách hội đồng lý luận phê bình văn học trung ương - Nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương phát biểu: “Sự bất hạnh lớn nhất của cha mẹ là sinh ra đứa con bất hiếu". Chương trình đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền, của bà con sinh sống nơi đây, đã chứng kiến nhiều cảnh tượng xúc động của các đệ tử đối với bố mẹ của mình. Thủ nhang Huyền Tích tổ chức buổi lễ "Bách Thiện Hiếu Vi Tiên" tri ân cha mẹ đã đóng góp to lớn cho văn hóa của nước nhà cần được phát huy lan toả.

Buổi lễ diễn ra rất thành công và được nhiều truyền thông báo chí chính thống của Nhà Nước và các nhà hoạt động của văn hóa đã coi đây là buổi lễ lịch sử của Đạo Mẫu, lần đầu tiên được tổ chức trong Đạo Mẫu.

Chương trình "Bách Thiện Hiếu Vi Tiên" đã thực sự được lan tỏa, ngày 08/9/2024 Thủ nhang Đồng Thầy Huyền Tích được Giám Đốc Sở Du Lịch TP Huế mời tham dự chương trình lễ hội Tết Trung Thu truyền thống tại Huế, sự kiện có lồng ghép đưa chữ Hiếu vào trong lễ hội Trung Thu. Trong chuỗi sự kiện Festival Huế 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế đã có chủ trương giao Sở Du Lịch chủ trì tổ chức Chương trình “Trải nghiệm Tết trung thu truyền thống Huế” diễn ra từ ngày 08/09/2024 tại Khu vực trung tâm Thành phố Huế.


Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị văn hóa đời sống tinh thần gìn giữ giá trị truyền thống hiếu kính ông bà, cha mẹ trong các gia đình người Huế. Giới thiệu nét đặc trưng và nguồn gốc của các trò chơi dân gian, bộ môn Lân – Sư – Rồng cũng như giúp du khách trải nghiệm, cảm nhận lòng hiếu thảo của người con xứ Huế trong mùa Tết trung thu cổ truyền. Với ý nghĩa đó, Sở Du lịch phối hợp cùng Tạp chí Vietnam Travel tổ chức chương trình này “Trải nghiệm Tết trung thu truyền thống Huế” chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên”, nhằm góp phần quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của con người vùng đất Cố Đô, đồng thời đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, thưởng ngoạn của du khách khi đến Huế.” Lần thứ hai trong năm sự kiện tri ân cha mẹ "Bách Thiện Hiếu Vi Tiên" được tổ chức và là đầu tiên được tổ chức ở ngoài đền phủ đó là một sự thành công của chữ Hiếu của người Việt, nội dung sự kiện cũng được VTV3 đưa tin vào 17h 40 thứ sáu ngày 20/9/2024.

Hàng tháng, tại Đền - Thầy Huyền Tích đã tổ chức những buổi học Đạo để truyền dạy lại cho các con nhang đệ tử những kiến thức về Đạo để các đệ tử hiểu đúng về Đạo Mẫu, giúp các đệ tử tu tâm dưỡng tính, tu đạo học đạo được tâm sáng trí trong, có trí tuệ để yên căn yên số để làm ăn, giúp cho tốt đời đẹp đạo.


Sự linh ứng của Cô Bé Ngai Vàng
Để biết rõ thêm về Thánh tích của Cô Bé Ngai Vàng vì sao là Cô Bé Thượng Ngàn mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết theo lời kể của gia đình Cụ bốc thuốc trước kia có chăm sóc hương đăng cửa Cô.
Đền xưa kia là ngôi miếu được một gia đình Ông Cụ khai hoang chăm sóc hương khói phụng thờ từ năm 1980. Ông được ăn lộc bốc thuốc của Cô Bé Thượng Ngàn chữa bệnh cho rất nhiều người mang bệnh hiểm nghèo, bệnh viện trả về uống thuốc của cụ hợp thuốc mà khỏe mạnh. Gia đình Cụ kể lại: "Khi làm nhà bếp thiếu một cái hoành, nên Ông ra sau nhà tiện tay chặt một cây liễu". Cây liễu được gia đình Cụ kể lại rất đẹp xanh mơn mởn hình tán như cái ô rủ tròn rất đẹp.
Ngay tối hôm đó, vào lúc 23h đêm tháng cuối năm, con gái Cụ có hiện tượng bất thường, Cụ kể: "Cụ đang nằm ngủ con gái cụ véo tai vuốt mặt Cụ, Cụ dậy bật đèn dầu soi nhưng không thấy gì, sau đó Cụ tắt đèn đi ngủ thì lại bị véo tai vuốt mặt Cụ, hai tay cào xuống chiếu giận dỗi. Sau đó, cả nhà dậy thấy vậy, có mời anh em người nhà đến, lúc đó có ông Lực (ông đã mất), Ông Lực vội cầm bó cành dâu và một cái gáo, dùng roi dâu quát, doạ quất xuống giường và cầm gáo bảo: đây là nước tiểu doạ đổ vào người, nhưng con của Cụ không có biểu hiện sợ hãi gì. Thấy vậy, ông Lực bảo với gia đình Cụ: "Đây không phải là tà ma, đây chắc là Vị nào rồi, nếu là ai thì xưng dang xưng tên?" Khi ông nói vậy thì con gái của Cụ từ trên giường bước xuống đi ra hiên nhà rồi đi ra phía đầu nhà, mọi người hỏi: "nhà ở đâu? là ai?". Con gái Cụ chỉ tay lên chỗ cây đã bị chặt và nói: "Nhà Cô ở trên rừng Cô là Cô Bé Thượng Ngàn".
Hôm sau, gia đình có mời một Cụ Đồng về làm lễ tạ đất, Cụ Đồng lễ xong được Cô Bé sang tai nói lại với gia đình Cụ: "Nhà này chặt cây bóng mát của Cô Bé chỗ Cô chơi Cô ngự, Cô đang quở trách đây này". Lúc đó cả nhà mới kể cho Cụ Đồng sự việc xảy ra và nhờ Cụ sám hối lễ tạ mới được yên thuận lợi.
Và sau này, nhân duyên Thầy Huyền Tích có lần về miếu Cô thắp hương hợp cảnh hợp duyên, gia đình Cụ đã bàn giao lại cho Thầy làm thủ nhang đến nay được hơn 10 năm. Từ khi Thầy về sửa sang hưng công Đền ngày một khang trang tiếng tăm Ngôi Đền Thánh Cô ngày một vang xa, ai căn số hợp cửa Cô đều được danh, được diện. Các câu chuyện linh ứng về Cô Ngai Vàng hàng trăm người đến lễ các đệ tử của Cô rất nhiều người được chứng kiến, nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo bệnh nặng nhiều năm chữa trị khắp nơi mà không khỏi,những căn bệnh mà bác sĩ cũng không tìm ra cách chữa trị, vậy mà về cửa cô xin thuốc mà khỏi bệnh.
Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, được viết theo thể thơ song thất lục bát và thể thơ tam - thất đã đượ tách sẵn giúp cho những ai muốn học hát văn về Cô Bé sẽ dễ dàng hơn:
"Dâng văn cô bé ngai vàng
Xóm rồng cô ngự non ngàn anh linh
Sóc sơn cảnh đẹp người xinh
Có tiên cô bé thánh minh phù trần
Bốn phương nam bắc xa gần
Nơi xa dậy tiếng nơi gần biết cô
Xóm Rồng đồi núi nhấp nhô
Ngai Vàng Cô Bé một tòa nguy nga
Về đồng đẹp tựa như hoa
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng
Tiên Cô Bé anh linh lừng lẫy
Phép sơn trang đã dậy thần oai
Anh Linh cô bé Đền Ngai
Thỉnh Cô lai giáng đàn tràng chứng minh
Đất Sóc Sơn địa linh trung tú
Đền Ngai Vàng lạc thú hoa viên
Tiếng thơm vang khắp mọi miền
Có Tiên Cô Bé trên ngàn tối linh
Xóm Rồng nhân kiệt địa linh
Sóc sơn cảnh đẹp lung linh khác thường
Mây phủ núi đường lên uốn khúc
Cảnh lâm tuyền tùng trúc thiên thai
Yến oanh ca hót sớm mai
Muôn hoa khoe sắc hương bay ngạt ngào
Ngôi đền thiêng hiện ngay trước mặt
Khách bộ hành ngước mắt trông lên
Tam Toà Thánh Mẫu trang nghiêm
Công Đồng Tứ Phủ lưu truyền sử xanh
Tiên Cô Bé anh linh lừng lẫy
Hiệu Ngai Vàng đã dậy thần cơ
Thanh đồng trăm họ nương nhờ
Tấu Cô gia hộ cửa nhà ấm êm
Ai nhất tâm về hầu Cô Bé
Cô độ cho ách hạn băng tiêu
Cô độ cho trăm chứng hiểm nghèo
Thuốc tiên phù trú bệnh điều tan không
Cho đồng gia hưng long thịnh vượng
Cho công danh vững bước về sau
Nhất tâm bắc ghế kêu cầu
Ơn trên bảo hộ đời sau vững bền
Giá ngự đồng tay tiên Cô múa
Dáng yêu kiều yểu điệu thướt tha
Hương xông tuyết thếp làn da
Môi son má phấn rườm rà tóc mây
Má hây hây hương sen sực nức
Cổ kiềng vàng hoa hoãn cài trâm
Xiêm Y sực nức hương xông
Mắt hồ thu thuỷ má hồng nhụy sen
Có phen lên Sơn lâm hội họp
Đền Ngai Vàng tối tú anh linh
Khấu đầu bái yết thiên đình
Sơn trang nhạc phủ tấu trình Mẫu Vương
Khi nương mây cưỡi mưa đạp gió
Tiếng hú vang quỷ khốc tà kinh
Tiên Cô có phép tàng hình
Tay ấn tay quyết bói linh nhiệm mầu
Ai cơ cầu Cô ra tay tế độ
Ai lỗi lầm năm hạn tháng xung
Nào người căn số chưa thông
Tới kêu Cô Bé Cô về đồng độ cho
Trả lễ Cô sơn trang một động
Cơi trầu trình Cô rộng lòng thương
Cô đi tấu đối Mẫu Vương
Chấp kỳ lễ bạc mọi đường hanh thông
Trước điện ngọc nguyện cầu đắc lễ
Cho đồng gia cho ghế tâm an
Cúi xin Cô Bé Ngai Vàng
Khuông phù trăm họ An Khang Thọ Trường".
Bài viết liên quan
Cô Bé Ngai Vàng là hiện thân là cô bé Thượng Ngàn nơi cô hiển linh giáng ngự tại Núi Ngai Vàng.
Bản thân Huyền Tích đã phụng sự việc Thánh như thế nào? Nay xin kể lại một chút mà bản thân Huyền Tích đã trải qua.
Chữ "Hiếu" là một trong những giá trị đạo đức truyền thống quan trọng nhất của văn hóa phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam.
Tu là để trả nghiệp! Nhiều người cứ hỏi thầy có xem bói không? Câu trả lời của Huyền Tích là không.
Trường hợp do gia tiên có Bà Cô, Ông Mãnh linh thiêng có duyên được tu tập được chắp táp cửa Đình Thần Tứ Phủ, cửa Mẫu. Phần âm gia tiên mộ Đạo bén duyên hoặc gia tiên khát bóng vọng cầu muốn con c
Một số các trường hợp lính ghế Tứ Phủ khi gặp khó khăn thường than là sao con không sống ác với ai, có làm gì ác đâu mà các Ngài hành con khổ quá vậy? Chỉ những lời than trách vô tình như vậy cũng
Có bạn đồng đặt câu hỏi rằng: "Thầy con nhà có đại tang mà sau mấy ngày đã mở phủ cho con rồi có sao không ạ?
Các ngày lễ tiết Tiên Thánh hay còn gọi là ngày tiệc trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là những ngày lễ rất quan trọng đối với các đồng nhân.
Quan Xà Thần, còn được gọi là đôi Quan Thanh Xà Bạch Xà, là hai vị thần rắn đứng ở hàng cuối trong hệ thống thần linh Tứ Phủ. Hai vị này thường được gọi chung là Ông Lốt.
Quan Ngũ Hổ hay còn gọi là thần hổ được thờ với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng thể hiện sự linh thiêng đại diện cho sức mạnh bảo vệ và sự uy quyền, trấn giữ những ngôi đ
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô rất nổi tiếng trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô.
Bản văn Cô Bơ 1
Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa
Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung
Cô Bơ Thoải hay còn gọi là Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải Cung) Cô là Vị Thánh Cô thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô cai quản miền Thoải Cung nên gọi là Cô Ba Thoải Cung.
Có rất nhiều các bạn có căn số trước khi ra trình đồng mở phủ đều mong muốn tìm được người Thầy của mình. Các bạn yêu quý nhắn tin hỏi Huyền Tích về tuổi nào thì hợp để làm Thầy cho bản thân mình?
Không biết từ khi nào đã có sự phân biệt về cách gọi, cách xưng hô của các lính ghế bên Tứ Phủ.
Nếu coi tâm linh là một nghề thì Huyền Tích không phải lủi thủi bao nhiêu năm một mình đi cúng, các đệ tử nam trong bản hội và cả bên ngoài xin theo học Pháp. Nhưng không biết đến khi chết có tìm đ
Thánh Mẫu mà thương ai định chọn ai làm việc lớn trách nhiệm lớn lao, Mẫu sẽ rèn rũa tâm trí người đó vững vàng trước sóng gió.
Chúng ta vẫn nhầm lẫn bè là bạn, đến khi bị lợi dụng, bị hại mới nhận ra.
Có đệ tử hỏi rằng: Y vào sơn Môn khác là như nào hả Thầy? nay Huyền Tích xin chia sẻ đôi lời cho các lính ghế Tứ Phủ được tỏ.
Nhiều Đồng nhân vẫn không biết đâu là Chốn Tổ của mình? Đa số nghĩ nơi mình mở phủ là chốn tổ, bản thân người Thầy mở phủ cho mình cũng không có chốn tổ để về, cũng không biết đâu là chốn tổ của mì
Lạy Mẫu! Tại sao chúng con phải xoay khăn? Thời buổi Đồng Tiền lên ngôi! "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"; "Giáo bất nghiêm sư chi đọa, sinh bất dưỡng phụ chi lỗi".
教不嚴師之 墮
生不飬父之纇
Tổ có nói: "Thuận hành nghịch hành, tận thị đạo tràng vô vi phật sự". Tất cả các pháp đều là phương tiện.
Cha chấm Lính Mẹ bắt Đồng cơ hành khốn đốn nếu bạn đúng con bốn phủ, bạn phải tìm Thầy đại tấu dẫn trình khai đàn mở Phủ. Khi đã là con bốn Phủ thì tu sao để yên căn yên mệnh?
Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia? Huyền Tích xin chia sẻ về căn của người xuất gia phải có một yếu tố đó là “Duyên".
Dưới đây là Văn Cô Bé Ngai Vàng, đã được tách sẵn giúp cho những ai muốn học Hát Văn Cô Bé Ngai Vàng sẽ dễ dàng hơn:
"Dâng văn cô bé ngai vàng
Quan lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát là người thông minh, chính trực, văn võ toàn tài.
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan. Ông là vị quan đứng hàng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Quan là vị quan lớn đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Quan.
Trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Bơ Bông là vị thánh cô rất nổi tiếng và thường hay về ngự đồng để cứu độ cho các lính ghế củ