Hầu đồng
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam hầu đồng đi vào đời sống nhân dân như một món ăn tinh thần. Đây là một văn hóa bản sắc dân tộc được phát triển và giữ gìn đến tận ngày nay. Vậy hầu đồng là gì? những ai có thể thực hiện nghi thức này? hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Hầu đồng là gì?
Hầu đồng (hay còn gọi là hầu bóng) là nghi lễ tín ngưỡng dân gian thể hiện một tôn giáo thờ Nữ Thần Đạo Mẫu. Cụ thể hơn, là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ,Tứ Phủ, thờ Đức Thánh Trần mang nhiều đặc điểm, sắc thái khác nhau ở việc thờ cúng trong đền của các vị thần thuộc các miền Thiên - Địa - Thoải - Nhạc. Ở đó, những người có căn xuất thủ trình đồng sẽ thực hiện nghi thức hầu bóng này.
Về bản chất thì hầu đồng được hiểu là các vị thần về giáng vào người được thực hiện nghi thức này để truyền phán, chữa bệnh, trừ tà sát quỷ dành cho những người theo hầu. Khi trên sập hầu những ông đồng, bà cốt sẽ hiện thân của những vị thần vì vị thần đã giáng ly giáng lai vào họ. Theo ban Tôn Giáo Chính Phủ thì hầu đồng được xác định là một hoạt động tôn giáo rất linh thiêng.
Hầu đồng không phải là diễn xướng đơn thuần mà là quá trình để chuyển hóa tâm thức của mình từ cuộc sống vô minh, không nhận thức được đúng sai thành Trí Tuệ vào những tấm gương của các vị Thánh để học theo Thánh, khám phá đạo cơ mang lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Hay nói cách khác, hầu đồng là chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu để hoàn thiện mình.
Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu mang ý nghĩa vô cùng to lớn mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam để nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ và biết ơn về cội nguồn của mình. Đây là một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa trải qua suốt quá trình lịch sử gìn giữ đất nước của dân tộc Việt Nam. Trong đó không thể không nói đến những chiến tích hào hùng của các vị Thánh "Sinh vi tướng, tử vi Thần" đã bảo vệ cho đất nước. Những nét đẹp truyền thống văn hóa đó luôn được lưu truyền tới ngày nay thông qua Tín Ngưỡng Thờ Mẫu - vị Thần Chủ trong thế giới Thần Linh.
Bài viết
Tất cả các Tân Thanh Đồng dù mở phủ rồi hay chưa ra mở phủ, ai mà mắc những hiện tượng dưới đây thì tạm thời xem xét lại khi đầu tư tiền bạc lớn, không nên vay mượn nhiều và không nên cho vay.
Câu trên theo Phật Thánh dưới theo Đồng Thầy chỉ có riêng Đạo Mẫu chúng ta hay nghe thấy nhất trong các buổi lễ xuất thủ trình đồng! Vì sao vậy?
Người ta có câu ví von "ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng ". Câu nói rất phản cảm của Đạo, vốn dĩ nó là mâu thuẫn nội bộ trong Đạo và làm xấu đi tính chất của Đạo Mẫu.
Những trường hợp sau đây ra mở phủ rồi, các Thủ Nhang Tân Thanh Đồng được đặc ân khất hầu, miễn hầu hàng năm mà vẫn yên căn yên mệnh không bị lỗi tâm còn tăng trưởng phúc tuệ?
Phong tục thờ Sơn Lâm Sơn Trang đã xuất hiện từ cách đây hơn 2000 năm trước gắn liền với lịch sử tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Trong hệ thống Tứ Phủ những Thánh Cô đều là những cô bé rất linh thiêng và thường hay về ngự đồng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử.
Trong buổi học Đạo về tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ tại Đền Cô Bé Ngai Vàng, có đệ tử thắc mắc đặt ra câu hỏi rằng: "Thưa thầy!
Khi có canh đàn trình đồng mở phủ, lúc này người Tân Đồng như được sinh ra thêm lần thứ hai.
Hiện nay, có rất nhiều thanh đồng không biết rằng trong một khóa lễ hầu nên hầu Quan trước hay hầu Chúa trước? Làm sao để thực hiện nghi thức hầu đồng theo đúng lề lối phép tắc của nhà Ngài?
Cô Bé Ngai Vàng là hiện thân là cô bé Thượng Ngàn nơi cô hiển linh giáng ngự tại Núi Ngai Vàng.